Luận Văn Tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thị trường dầu mỏ thế giới trong bốn thập niên qua đã trải qua những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất xảy ra vào thập niên 70 của thế kỷ 20. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xuất hiện khi Iran và Irắc xung đột với nhau năm 1982. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ ba nổ ra khi Irắc tấn công Cô oet năm 1991; và có thể coi các năm 2004, 2005, 2006 là những năm diễn ra “các cuôc khủng hoảng ” lần thứ 4, thứ 5 rồi thứ 6 mà nguyên nhân chính là do những bất ổn chính trị (chiến tranh, hoạt động khủng bố, đình công, bãi công, sự đối đầu giữa Mỹ và các nước .), những đột biến của thiên tai . ở các nước xuất khẩu dầu thô như: Nigêria, Nauy, Iran, Irắc, Vênêduyêla, Êcuađo . làm cho nguồn cung ứng không ổn định, cung không đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của các nền kinh tế thế giới – nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, EU, Trung Quốc . Những cuộc khủng hoảng đó liên tục đẩy giá dầu tăng nhanh, mạnh và hiện ở mức rất cao so với trước đây. Có những thời điểm giá dầu thô (WTI) đã tăng tới những mức cao chưa từng có với mức giá gần 80USD/thùng, tăng 27 lần so với thập niên 60 của thế kỷ 20. Giá xăng dầu đã tác động mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới: đối với các nước xuất khẩu dầu thì túi tiền của họ ngày càng đầy thêm, nhưng đối với các nước xuất nhập khẩu dầu – nhất là các nươc có đồng nội tệ không ổn định hoặc nền kinh tế kém phát triển, tăng trưởng chậm thì lao đao, điêu đứng. Theo thống kê, trong những năm 50, 60 của thế kỷ 20, với giá dầu thấp (1,8 USD/thùng), tăng trưởng kinh tế của 7 nước phương Tây đạt tốc độ 6%-7% mỗi năm. Nhưng khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất, giá dầu mỏ tăng, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống chỉ còn 3,2%/năm.
    Thực trạng giá dầu tăng như hiện nay dấy lên nhiều mối quan tâm đến tác động của nó đối với nền kinh tế. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về tác động của giá dầu như: “Impact of oil price on trade in APEC” do Nhóm nghiên cứu ABARE và Tổ chức bàn về vấn đề Năng lượng của APEC vào tháng 10/2005, “The impact of Higher oil prices on low income countries and on the Poor” do UNDP/ESMAP (United Nations Development Programme/World Bank Energy Sector Management Assistance Programme) vào tháng 8/2005, “Impact of Oil Prices on the Trade Balance” do trung tâm Banco nghiên cứu tháng 6/2004 . Ngoài ra là các công trình nghiên cứu tác động của giá dầu đến từng quốc gia như: Tác động của giá dầu đối với nền kinh tế Cananda, ấn Độ, Hồng Kông .Các nghiên cứu này cho thấy giá dầu đã và đang có liên quan chặt chẽ tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong dài hạn. Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa giá dầu và những chỉ số vĩ mô chủ yếu như GNP, cán cân thanh toán, tỉ lệ thất ngiệp, lạm phát và lãi suất, từ đó các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng giá dầu có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng. Bởi vậy việc phân tích những ảnh hưởng của giá dầu tăng liên tục cũng như chỉ ra những biện pháp, chính sách quản lý cũng như sử dụng những hàng hoá thay thế các sản phẩm hoá dầu là việc làm cần thiết để giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng giá dầu.
    Ngày 21/4/1987 lần đầu tiên dầu thô của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đánh dấu chính thức sự tham dự của ngành dầu khí Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, gần 100% dầu thô Việt Nam khai thác được đều đem xuất khẩu, sau đó lại nhập khẩu 100% các sản phẩm hoá dầu cho nhu cầu trong nước. Bởi vậy, giá dầu gia tăng mạnh mẽ trong thời gian qua đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt đến hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam. Luận văn của em bàn về: “Tác động của giá dầu mỏ trên thế giới tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam ”. Mục đích của bài luận văn này nhằm cung cấp những hiểu biết nhất định về thị trường dầu mỏ trên thế giới và Việt Nam, nhưng đặc biệt là đánh giá những tác động của dầu mỏ tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam, từ đó để có những giải pháp phù hợp ngăn chặn bớt tác động giá dầu tăng mạnh mẽ như hiện nay. Luận văn tập trung giải quyết 3 vấn đề thể hiện ở 3 chương như sau:
    - Chương1: Tổng quan chung về thị trường dầu mỏ thế giới và vai trò tầm quan trọng của dầu mỏ đối với nền kinh tế Việt Nam.
    - Chương II: Tác động của giá dầu mỏ tăng tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
    - Chương III: Các biện pháp nhằm phát triển hoạt động thương mại Việt Nam trước tình hình giá dầu mỏ ngày càng tăng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...