Thạc Sĩ Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN
    Luận văn: “Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế
    của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực Vĩnh Phúc” được
    thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009. Luận văn sử dụng những thông
    tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đã
    số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng
    hợp và xử lý trên các phần mềm thống kê SPSS 15.
    Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
    này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
    Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đã từ lâu vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, chất lượng của các hệ sinh
    thái và các cảnh quan, hệ động vật, thực vật giàu có của nhiều vườn quốc gia
    bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống phía ngoài các vườn quốc gia
    đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành
    đai bảo vệ bổ sung cho vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài
    đã được đặt ra ở nhiều nước trên thế giới.
    Ở nước ta, nhiều vườn quốc gia và các khu bảo tồn đã và đang được
    xây dựng, nhưng phần lớn các khu vực này lại thường nằm xen với khu dân
    cư và chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía ngoài. Để giải quyết vấn đề này và
    nhiệm vụ bảo tồn, cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng
    những nhu cầu trước mắt của nhân dân địa phương, nhưng đồng thời cũng
    đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Vùng đệm được xây dựng chính là
    để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng
    dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép
    lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia
    vào công tác bảo tồn.
    Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập tháng 3/1996, cách Hà Nội
    khoảng 70 km về phía bắc. Với tổng diện tích 34.945 ha nó là một trong
    những Vườn Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là một trong những khu rừng
    tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội. Vườn Quốc gia Tam Đảo được đánh giá là
    một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất nước, với nhiều loài
    động, thực vật quí hiếm không chỉ của riêng Vườn Quốc gia Tam Đảo mà còn
    của Việt Nam và thế giới.
    Tuy nhiên, do sức ép lớn của dân cư và việc quản lý còn bất cập nên
    trong thời gian qua nguồn tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia đã bị
    ảnh hưởng nghiêm trọng và đã dẫn đến việc phá huỷ các tầng thực vật thấp,
    việc săn bắn và thu hái không được kiểm soát đã dẫn đến sự suy kiệt các loài
    thực vật và động vật quí hiếm của Vườn Quốc gia
    Trong những năm vừa qua ngành du lịch phát triển mạnh đã làm huỷ
    hoại vẻ đẹp tự nhiên của Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng xung quanh có
    nguy cơ tiếp tục làm suy thoái môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia.
    Với xu hướng thay đổi đáng quan ngại này, năm 1999 chính phủ Việt
    Nam đã đề nghị CHLB Đức hỗ trợ kỹ thuật cho một dự án với mục tiêu phát
    triển phương pháp quản lý hòa nhập và hợp tác cho Vườn Quốc gia và các
    vùng đệm. Theo nguyên tắc có sự tham gia, cách tiếp cận này sẽ áp dụng các
    qui trình lập kế hoạch phi tập trung. Do vậy, Dự án về Quản lý rừng Quốc gia
    và vùng đệm Tam Đảo (Tam Dao Management Project) đã được thiết lập giữa
    Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức GTZ (German Agency for Technical Cooperation
    or Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit), Bộ nông nghiệp
    & phát triển Nông thôn, và ba tỉnh nằm trong vùng đệm bao gồm Vĩnh Phúc,
    Thái Nguyên và Tuyên Quang.
    Việc xem xét và đánh giá tác động của dự án phát triển vườn quốc gia
    Tam Đảo đến việc tạo ra sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm sau khi
    kết thúc dự án là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ có ý
    nghĩa với việc tổng kết những kết quả để đánh giá hiệu quả trước mắt của dự
    án mà còn để rút ra những bài học trong việc tạo ra những sinh kế bền vững
    cho người dân có tham gia và không tham gia dự án khi dự án này kết thúc.
    Từ đó đưa ra những biện pháp quản lý vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm
    hiệu quả hơn trong tương lai. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tác
    động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng
    đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc”. Ngoài ra, thông qua
    việc nghiên cứu vấn đề nêu trên tác giả mong muốn quá trình nghiên cứu của
    bản thân gắn liền với hoạt động trong thực tiễn để đóng góp những thành quả
    nghiên cứu của mình vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các khu dự
    trữ sinh quyển, khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng đặc dụng, tự nhiên ở Việt
    Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Đánh giá tác động của các hoạt động thuộc dự án duy trì và phát triển
    bền vững VQG Tam Đảo và vùng đệm đến việc tạo ra sự thay đổi về sinh kế
    người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc và đề xuất một số giải pháp góp
    phần tạo ra sự thay đổi về sinh kế người dân vùng đệm nhằm hạn chế và đi
    đến xóa bỏ những thói quen sinh kế có những tác động tiêu cực tới công tác
    bảo tồn VQG Tam Đảo và vùng đệm.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu các hoạt động thực tế của dự án phát triển vườn quốc gia
    Tam Đảo và vùng đệm trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Đánh giá thực tế tình hình sản xuất, đời sống của người dân vùng đệm
    vườn Quốc gia Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc.
    - Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án phát triển vườn quốc gia Tam Đảo
    và vùng đệm đến sự thay đổi sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia
    Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Các hoạt động của dự án duy trì và phát triển bền vững vườn quốc gia
    Tam Đảo và vùng đệm đến sinh kế của người dân vùng đệm khu vực Vĩnh Phúc.
    - Các hộ nông dân sinh sống trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia
    Tam Đảo.
    - Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội,
    nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại khu vực vùng đệm của dự án.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi 03 xã là: Xã Đạo Trù, xã
    Đại Đình và xã Hồ Sơn thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 08/2008 đến tháng 08/2009
    4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu những tác động của các hoạt động thuộc dự án duy
    trì, phát triển vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm triển khai đến việc thay
    đổi sinh kế của người dân khu vực vùng đệm. Từ đó đề xuất các giải pháp góp
    phần hình thành sinh kế bền vững cho người khu vực vùng đệm, góp phần
    vào việc bảo tồn lâu dài vườn Quốc gia Tam Đảo.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo
    luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau:
    Chương I: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương II: Tác động của dự án đến sinh kế người dân vùng đệm khu
    vực Vĩnh Phúc
    Chương III: Đề xuất một số giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền
    vững cho người dân vùng đệm vườn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...