LỜI MỞ ĐẦU Qua gần 20 năm thực hiện đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng: Kinh tế phát triển nhanh; tổng sản phẩm quốc dân trong nước tăng gấp đôi trong 10 năm; nền kinh tế từ chỗ thiếu lương thực, hàng tiêu dùng nay đã có dư và xuất khẩu, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận ra những khiếm khuyết trong suốt quá trình đổi mới như: nhịp độ tăng trưởng chậm dần cùng với sự sụt giảm các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài; các nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tệ quan liêu tham nhũng, các vấn đề xã hội vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp. Đặc biệt, thách thức lớn nhất có tính chất cơ bản lâu dài mà chúng ta phải đương đầu vẫn là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển của nước ta so với nhiều nước trên thế giới là rất lớn, trong khi chúng ta đang ở trong giai đoạn cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt. Nhận thức được vấn đề này, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001 – 2010), trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện các mục tiêu này, chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực cả trong nước và ngoài nước, trong đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng. Thực tế trong thời gian qua nhịp tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang chững lại, số dự án mới đăng ký nhưng không thực hiện phát sinh cao, nhiều dự án khác đang hoạt động thiếu hiệu quả, thêm vào đó bước đầu thực hiện hội nhập tài chính đã khiến cho những nhà quản lý có những lúng túng nhất định khi đối diện với sự dịch chuyển của các dòng vốn. Chính vì vậy, vấn đề thu hút và quản lý các dòng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đang là một trong những vấn đề được sự quan tâm sâu sắc của nhà nước. Vì lý do này tôi thực hiện đề tài “Tác động của dòng vốn và những giải pháp kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam trong quá trình hội nhập” Quyết định thực hiện đề tài này, người viết chỉ mong muốn được giới thiệu một số giải pháp thu hút dòng vốn vào tại các quốc gia đang phát triển điển hình, là láng giềng gần gũi với Việt Nam, đồng thời phân tích một số kinh nghiệm quản lý dòng vốn tại các quốc gia này so sánh với những biện pháp đang được thực hiện ở Việt Nam. Trên cở sở đó, đề tài cũng đề xuất thêm những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thực tế, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp duy vật biện chứng làm các phương pháp thực hiện chủ yếu. Nội dung của đề tài bao gồm ba chương như sau: Chương I: Dòng vốn và kinh nghiệm kiểm soát vốn ở một số nước đang phát triển. Chương II: Vấn đề thực hiện kiểm soát vốn tại Việt Nam trong những năm qua. Chương III: Kiểm soát dòng vốn để góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: DÒNG VỐN VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1. Tổng quan về dòng vốn quốc tế 03 1.1.1. Khái niệm .03 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của dòng vốn quốc tế .04 1.2. Tác động của dòng vốn quốc tế 05 1.2.1. Những ảnh hưởng của dòng vốn quốc tế đến nền kinh tế 05 1.2.2. Kiểm soát vốn có phải là việc làm cần thiết hay không 07 1.3. Xu hướng chung của dòng vốn những năm gần đây . 08 1.4. Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn tại một số quốc gia đang phát triển .12 1.4.1.Xu hướng dòng vốn và những nguyên nhân hình thành nên xu hướng này tại một số quốc gia đang phát triển . 1.4.1.1.Hàn Quốc 13 1.4.1.2.Thái Lan, Malaysia và Indonesia . .14 1.4.2. Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia 16 1.4.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn của Hàn Quốc 16 1.4.2.2. Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn của Thái Lan 19 1.4.2.3. Kinh nghiệm kiểm soát dòng vốn của Malaysia CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ THỰC HIỆN KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Khái quát về nền kinh tế Việt Nam . 27 2.1.1. Tổng thể bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2003 27 2.1.2. Hoạt động ngoại thương 29 2.1.3. Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 32 2.2. Những nét đặc thù của dòng vốn tại Việt Nam . .33 2.2.1. Xu hướng và thành phần dòng vốn vào 33 2.2.1.1. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI . 33 2.2.1.2. Dòng vốn đầu tư gián tiếp – FPI . .35 2.2.1.3. Dòng vốn vay và viện trợ của Chính phủ . 38 2.2.1.4. Dòng vốn vay của các doanh nghiệp Việt Nam 39 2.2.1.5. Dòng ngoại hối chuyển về từ các khoản thu nhập cá nhân ở nước ngoài 40 2.2.2. Xu hướng và thành phần dòng vốn ra .41 2.2.2.1. Dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 41 2.2.2.2. Tình hình vay và cho vay nước ngoài 41 2.3. Thực trạng vấn đề kiểm soát dòng vốn tại Việt Nam trong những năm gần đây 2.3.1. Tác động của chính sách tỷ giá 42 2.3.2. Tác động của chính sách tiền tệ .44 2.3.2.1.Về điều hành lãi suất .44 2.3.2.2.Về quản lý ngoại hối . 46 2.3.3. Tác động của chính sách tài khoá . .50 2.3.4. Những thành quả và tồn tại của các chính sách tài chính tiền tệ trong giai đoạn hội nhập CHƯƠNG III: KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐỂ GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 3.1. Những thách thức đối với xu hướng của dòng vốn trong giai đoạn hội nhập 55 3.1.1. Những dự đoán liên quan đến sự luân chuyển của dòng vốn .55 3.1.2. Rủi ro liên quan đến kết cấu dòng vốn . .58 3.2. Những quan điểm chủ đạo khi thực hiện kiểm soát vốn tại Việt Nam 60 3.3. Kiểm soát để dòng vốn trở thành tác nhân tạo nên sự tăng trưởng và phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 3.3.1. Thực hiện các giải pháp tác động lên dòng vốn vào 68 3.3.1.1.Các giải pháp trực tiếp kiểm soát dòng vốn vào .68 3.3.1.2.Các giải pháp gián tiếp kiểm soát dòng vốn vào 69 3.3.2. Thực hiện các giải pháp tác động lên dòng vốn ra 71 3.3.2.1.Các giải pháp trực tiếp kiểm soát dòng vốn ra .71 3.3.2.2.Các giải pháp gián tiếp kiểm soát dòng vốn ra .72 3.3.3. Các giải pháp hướng đến môi trường đầu tư . .73 3.4. Một số giải pháp về chính sách an toàn tài chính nhằm giảm thiểu nguy cơ đảo ngược dòng vốn . 3.4.1 Chính sách an toàn tài chính 74 3.4.2 Nội dung của chính sách an toàn tài chính trong quá trình hội nhập 74 3.4.3 Chính sách an toàn tài chính đối với các định chế tài chính Việt Nam trong quá trình tự do hóa tài khoản vốn KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC