Tiểu Luận Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro của công ty Vinamilk năm 2010

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Mặc dù không ai muốn nhưng trên thực tế rủi ro vẫn cứ luôn song hành trong cuộc sống nói chung và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công việc dự định. Để có lựa chọn tốt nhất, người ta sẽ phải so sánh mục tiêu mong muốn sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất trong thời gian cho phép nhưng đạt được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

    Vấn đề đặt ra là để làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh, độ ghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại.Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề hết sức lý thú và hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều người cả trong lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh “con tàu” Việt Nam đã ra biển lớn, vượt sóng hội nhập, khi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào “sân chơi” chung của toàn cầu với rất nhiều những cơ hội và thách thức to lớn đang tồn tại đan xen nhau, bởi “lực đẩy” của cạnh tranh và hội nhập thì vấn đề: Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp như thế nào càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

    Xuất phát từ tình hình trên, nhóm 09 đã chọn đề tài “Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận và rủi ro của công ty Vinamilk năm 2010






    CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT

    1: Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm khác liên quan

    1.1 Khái niệm đòn bẩy

    1.1.1 Định nghĩa đòn bẩy

    Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể chúng ta cần dịch chuyển. Trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” ám chỉ việc sử dụng chi phi cố định để tăng khả năng sinh lợi của công ty.

    1.1.2 Định nghĩa đòn bẩy hoạt động

    Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty. Ở đây chúng ta chỉ phân tích trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi.


    1.1.3 Định nghĩa đòn bẩy tài chính

    Xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.

    Đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.

    1.2 Các khái niệm khác liên quan

    1.2.1 Chi phí cố định

    Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý.


    1.2.2 Chi phí biến đổi

    Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí biến đổi tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp . nhưng có chi phí biến đổi chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị . Chi phí biến đổi gồm có chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính



    1.2.3 Chi phí hỗn hợp

    Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế .).


    Việc phân loại chi phí thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. Điều này giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...