Báo Cáo Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC .II
    DANH MỤC ĐỒ THỊ . . iii
    GIỚI THIỆU . 1
    CHƯƠNG MỘT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ 1988 ĐẾN NAY5
    I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC
    CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ .5
    1.1. Tổng quan diễn biến thu hút và thực hiện FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003 .5
    1.1.1 Các giai đoạn phát triển . .5
    1.1.2. Một số đặc điểm của FDI tại Việt Nam . .7
    1.2. Vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam . .9
    1.2.1. FDI đối với vốn dầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế 10
    1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu .11
    1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực 12
    1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô .12
    II. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM .13
    2.1. Khung khổ chính sách thu hút FDI . 13
    2.2. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của FDI .15
    2.3. So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số nước 16
    2.4. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài . .20
    CHƯƠNG HAI: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH 22
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG 22
    1.1. Các kênh tác động 22
    1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng thông qua kênh đầu tư . .23
    1.3. Cơ sở lý thuyết đánh giá tác động tràn của FDI . 27
    1.3.1. Cơ chế sinh ra tác động tràn 27
    1.3.2. Mô hình ước lượng 31
    II. ĐIỂM QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI
    TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 35
    CHƯƠNG BA: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG QUA KÊNH ĐẦU TƯ .38
    I. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG .38
    II. SỐ LIỆU .38
    III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .39
    CHƯƠNG BỐN: TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .45
    I. MỘT SỐ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH .45
    1.1. Thông tin chung về mẫu điều tra .45
    1.2. Lao động, vốn đầu tư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 46
    1.3. Nhận dạng các biểu hiện của tác động tràn 49
    II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN .56
    2.1. Số liệu .56
    2. 2. FDI và năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung .58
    2.2.1. Mô hình . .58
    2.2.2. Kết quả và đánh giá . .60
    2.3. Tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước . 66
    2.3.1. Mô hình .66
    2.3.2. Kết quả và đánh giá . .69
    2.3. Khả năng hấp thụ tác động tràn của doanh nghiệp trong nước 76
    CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH . 81
    5.1. Một số kết luận . .81
    5.2. Kiến nghị chính sách . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . .91
    GIỚI THIỆU
    Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 7,3% giai đoạn 1990-2004, GDP thực bình quân đầu người tăng trung bình 5,7% hàng năm và tỷ lệ nghèo giảm từ gần 80% năm 1986 xuống còn 24% vào năm 2004. Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh trên thế giới.
    Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cấu hóa. Ngay từ cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, bắt đầu bằng việc thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài vào năm 1987, tiến hành ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, gần đây nhất là Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1995, của APEC từ năm 1998, tham gia Diễn đàn kinh tế Á-Âu (ASEM) vào năm 2001 và đang chuẩn bị để gia nhập WTO.
    Bên cạnh mở cửa cho thương mại, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác,
    Việt Nam đã và đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là khung khổ pháp
    luật nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã ký hiệp định song
    phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ, trong đó phạm vi
    điều chỉnh của các hiệp định đều mở rộng hơn so với những qui định hiện hành của Luật
    Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã đem lại những
    kết quả đáng khích lệ về thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến 20/12/2004, Việt Nam
    đã thu hút được 6.072 dự án với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 49,2 tỷ USD. Đến nay, khu
    vực có vốn đầu tư nước ngoài được công nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
    với đóng góp vào GDP ngày càng tăng, ước đạt 14% vào năm 2004. Ngoài ra, khu vực có
    vốn đầu tư nước ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và
    chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước và đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
    Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn
    chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp
    nước ngoài có thể mang lại. Cơ sở dẫn đến các nhận xét trên là diễn biến bất thường về
    dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập
    trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn v.v.
    Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu
    Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn
    các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ
    và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút
    FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam.
    FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
    hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất
    của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này dường
    như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với
    ba lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải
    thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nước đang phát
    triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan
    trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ba là, FDI tạo
    cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công
    nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao
    động v.v. Tác động này được xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm
    tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng
    kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng đạt được cùng một lúc hai mcụ
    tiêu này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá lớn nhưng tác động tràn hầu như
    không xảy ra. Ở một tình thế khác, vốn FDI đổ vào một nước có thể làm tăng vốn đầu tư
    cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường
    hợp trên đều được coi là không thành công với chính sách thu hút FDI hay chưa tận dụng
    triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này khiến
    cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc đánh giá tác động của FDI tới
    tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác động
    đề cập ở trên.
    Với các lập luận và tiếp cận trên đây, cuốn sách này không đề cập tất cả tác động
    của FDI tới nền kinh tế, mà sẽ tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng
    kinh tế thông qua hai kênh quan trọng nhất là vốn đầu tư và các tác động tràn. Trong
    khuôn khổ có hạn của cuốn sách, các tác giả tập trung vào đánh giá tác động tràn trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...