Thạc Sĩ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền
    kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã khẳng
    định: nguồn lực trong nước là chính, nguồn lực bên ngoài giữ vai trò quan trọng. Thực
    tiễn các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thời gian qua cho thấy,
    đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
    Kể từ khi ban hành và có hiệu lực Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 1987
    đến nay, FDI đã góp phần đáng kể vào bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng
    xuất khẩu và giải quyết việc làm, trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á
    1997 đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước ta bị suy giảm mạnh, song thời gian gần đây,
    lượng vốn này đang có xu hướng gia tăng, theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước
    ngoài năm 2008, sau 2 năm gia nhập WTO Việt Nam đã đạt kỷ lục trong thu hút vốn đầu
    tư nước ngoài kể từ trước tới nay với 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lần so với năm 2007.
    Điều này chứng tỏ có một sự chuyển biến đáng kể trong tâm lý các nhà đầu tư nước
    ngoài về tiềm năng và môi trường đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Tuy nhiên, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố với những đặc thù khác nhau, do đó
    lượng vốn FDI phân bổ vào các địa phương không đều. Đồng thời mức độ phát huy tác
    động cũng không giống nhau, bên cạnh những tác động tích cực thì FDI cũng đã và đang
    thể hiện những ảnh hưởng không mong muốn, do đó vẫn đề bức xúc đặt ra không những
    chỉ là tăng cường thu hút FDI, mà còn là làm sao để FDI phát huy được những tác động
    tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
    nói chung và từng địa phương nói riêng.
    Thừa Thiên - Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh
    tế trọng điểm miền trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối
    Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
    hội đang là điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh thu hút FDI, mở rộng
    giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xã
    hội của tỉnh. Trong thời gian qua, cùng với các hoạt động đầu tư khác, FDI đã góp phần
    đáng kể trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến
    nay so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Thừa Thiên - Huế vẫn chưa thu hút
    được nhiều FDI, đồng thời vẫn chưa phát huy tốt những tác động tích cực của FDI đối
    với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
    Mặc dù thu hút FDI vào Thừa Thiên - Huế vẫn là cần thiết và đang gặp không ít khó
    khăn, song không vì thế mà thu hút bằng mọi giá. Để phát huy vai trò của FDI trong phát
    triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu làm rõ những tác
    động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tác động hai mặt của FDI là
    cơ sở khoa học để xây dựng và thực các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác động tích
    cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn cả nước nói chung và tại Thừa
    Thiên – Huế nói riêng. Đó là lý do học viên cao học lựa chọn đề tài ''tác động của đầu tư
    trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -Huế'' làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu luận văn
    Về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiên
    cứu và được công bố, chẳng hạn như:
    - Hoàng Thị Kim Thanh: những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, luận án tiến sĩ kinh
    tế, Hà Nội, 2003.
    - Nguyễn Văn Tuấn: đầu tư nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, nxb. Tư
    pháp, Hà Nội 2005.
    - Hà Thanh Việt: Thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn duyên hải
    miền trung, luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006.
    - Ts. Nguyễn Thị Tuệ Anh: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng
    trưởng kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu của dự án SIDA, Hà Nội, 2006.
    - Hà Quang Tiến: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển công
    nghiệp ở Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội 2007.
    - Ts. Hà Xuân Vấn: Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở
    tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ,
    Huế 2008.
    Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng trong làm rõ
    những lý luận chung về FDI, phân tích vai trò của FDI, đưa ra những giải pháp chung để
    đẩy mạnh thu hút FDI vào nước ta, cũng như một số địa bàn giai đoạn tới. Tuy nhiên, cho
    đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể tác động của FDI đến
    phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích thực trạng và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
    bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tác
    động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát
    triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là:
    - Làm rõ một số lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ
    giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội.
    - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa
    Thiên - Huế trong thời gian qua.
    - Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội ở
    Thừa Thiên - Huế và những vấn đề đang đặt ra.
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
    ngoài trong thời gian tới, phát huy tốt những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
    cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của
    nó tới phát triển kinh tế - xã hội.
    - Phạm vi nghiên cứu: về không gian: tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thừa
    Thiên - Huế; về thời gian: chủ yếu phân tích đánh giá thực trạng tác động của FDI tới phát
    triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế từ năm 2000 đến nay và đề xuất giải
    pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI từ nay đến năm 2015
    tầm nhìn đến năm 2020.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn dựa vào lý luận của Lênin về xuất khẩu tư bản, quan điểm của Đảng,
    chính sách của Nhà nước về thu hút FDI, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu
    trong các công trình khoa học đã công bố để làm rõ tác động của FDI tới phát triển kinh
    tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế và đề xuất các giải pháp phù hợp.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
    vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận.
    - Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa phương để lý giải
    những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
    - Luận văn sử dụng trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgic - lịch sử, kết hợp với
    phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh .
    6. Đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI và tác động của
    FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ đó đề xuất
    những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực
    và hạn chế những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần thúc đẩy
    quá trình phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy nghiên cứu về
    FDI cũng như đối với cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của tỉnh.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia
    làm 3 chương, 8 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS. Trần Toàn
    Thắng, TS. Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp
    nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Dự án CIEM-SIDA
    Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát
    triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.
    TS. Đinh Văn Ân - TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực
    tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO - kết quả điều tra 140
    doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội.
    GS.TS Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị
    quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Điều chỉnh số liệu đầu tư nước ngoài năm
    2008, Cổng thông tin điện tử Bộ KH-ĐT: http://www.mpi.gov.vn/
    portal/page/portal/bkhdt/dtttnn(fdi)/csdt.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục Thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài tại
    Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài (2008), Dự báo đầu tư
    nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2008 và
    2009, Hà Nội.
    Triệu Hồng Cẩm (2004), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút
    FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, tp. Hồ Chí Minh.
    Hải Châu (2008), Đà Nẵng học được gì qua 20 năm thu hút vốn FDI?
    Website http://vietbao.vn/Kinh-te/Da-Nang-hoc-duoc-gi-qua-20-namthu-hut-von-FDI/20770009/87/.
    Chính phủ (2007), Nghị định của Chính phủ số 78/2007/NĐ-CP ngày 11
    tháng 5 năm 2007 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh
    doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh,
    hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
    Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2004), Thừa Thiên - Huế thế và
    lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Cục Thống kê Thừa Thiên - Huế (2005), Niên giám thống kê 2004, Huế.
    Cục Thống kê Thừa Thiên - Huế (2008), Niên giám thống kê 2008, Huế.
    Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
    Thừa Thiên - Huế khóa XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010, Huế.
    Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ mười ba
    Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa XIII (kiểm điểm
    giữa nhiệm kỳ 2005 - 2010), Huế.
    Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
    thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Hoàng Xuân Hải (2005), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài của các nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào
    Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Đào Văn Hiệp (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó
    đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa ở Hải Phòng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Phạm Thị An Hoà (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương,
    Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
    Nội.
    PGS.TS Trần Quang Lâm - TS. An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư
    nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va.
    V.I.Lênin (1992), Toàn tập, tập 32, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    PGS.TS Lê Bộ Lĩnh (2002), Chủ nghĩa tư bản hiện đại - Khủng hoảng kinh
    tế và điều chỉnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các
    công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Nguyễn Thị Kim Mã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút FDI tại Việt
    Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh, Hà Nội.
    TS. Phan Minh Ngọc (2009), Nhìn nhận đúng vai trò của FDI tại Việt Nam,
    Website Đầu tư nước ngoài http://dautunuocngoai.vn/index.php
    27. Hưng Nguyên (2004), 'Thương hiệu' Bình Dương, Website
    http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2004/08/224476/
    PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình
    kinh tế đầu tư, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...