Chuyên Đề Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua kênh dẫn truyền

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THÔNG QUA KÊNH DẪN TRUYỀN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

    MỤC LỤC
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI . .1
    NÔI DUNG NGHIÊN CƯU . 1 2
    1. GIỚI THIỆU . .12
    2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY . .13
    3. DỮ LIỆU . 1 9
    4. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM . .22
    5. KẾT LUẬN . .28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 3 0
    PHỤ LỤC A. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN . .33
    PHỤ LỤC B. DỮ LIỆU 1990-2010 . .3 4
    PHỤ LỤC C. TÍNH TOÁN MỨC ĐỘ TFP THEO MÔ HÌNH SOLOW . .35
    PHỤ LỤC D KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER . 3 6
    Bảng 1. Mô tả dữ diệu . 3 7
    Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến . .3 8
    Bảng 3. Tăng trưởng, FDI và thị trường tài chính . .39
    Bảng 4. Tăng trưởng, FDI, thị trường tài chính, đầu tư và các tương tác khác . 4 0
    Bảng 5. Đầu tư, FDI và thị trường tài chính . 4 1
    Bảng 6. Vốn nhân lực, FDI và thị trường tài chính . .4 2
    Bảng 7. Năng suất các nhân tố tổng hợp, FDI và thị trường tài chính . 4 3




    1
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. Lý do chọn đề tài
    Thị trường tài chính trên toàn cầu hiện tại đang rộng mở và tạo nhiều thuận lợi cho các
    dòng vốn, trong đó có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lưu chuyển một cách tự
    do gần như khắp thế giới. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua đầu tư của các
    tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang
    đến rất nhiều lợi ích phụ trội cho quốc gia nhận đầu tư như những quy trình khoa học
    công nghệ sản xuất mới, những quy trình kinh doanh mới hiệu quả cao, các quy trình
    quảng cáo tiếp thị mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề
    cũng như trình độ chuyên môn của người lao động ở nước nhận đầu tư. Hiện tại các nước
    đang phát triển cũng như các nước phát triển đang tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để
    thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam
    cũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế trên. Những nhà nghiên cứu đưa ra lập luận rằng
    nhờ sự tăng lên đột biến của dòng vốn FDI từ giai đoạn 1986 (40 000USD) đến 1996 (2
    395 000 000 USD) và ổn định tăng với mức 4% đến năm 2008, sau đó tạo sự đột biến
    năm 2008 với hơn 9 tỷ USD mà Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng nhanh vượt bậc
    trong những thập niên trở lại đây1.Tuy nhiên, một số tranh cãi vẫn cho rằng nguồn gốc
    của tăng trưởng ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không có
    mối quan hệ sâu sắc với dòng vốn FDI đi vào trong nước. Những tranh cãi này, mà tiêu
    biểu là Alfaro-Ozcan (2008) nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu 72 quốc gia trên thế
    giới cho rằng chỉ có những quốc gia có thị trường tài chính phát triển mới tận dụng được
    hết những thuận lợi từ dòng vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng thông qua gia tăng năng
    suất nhân tố tổng hợp. Nghiên cứu mới đây nhất ở Việt Nam của Hang (2010) lại chỉ ra
    rằng dòng vốn FDI ở Việt Nam có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
    nhưng chỉ thông qua việc gia tăng lượng vốn trong nền kinh tế chứ không làm gia tăng
    năng suất lao động và vốn nhân lực thông qua đổi mới công nghệ, hay nói cách khác
    không giúp gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Cũng theo Alfaro và Ozcan (2008), chỉ
    1 Theo thống kê của World Bank, Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc từ 3.81% năm 1985 đến 9.54% năm 1995
    sau đó giảm dần và ổn định từ mức 6.78% năm 2010.




    2
    có con đường tăng trưởng thông qua gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp mới giúp
    quốc gia tăng trưởng bền vững, những quốc gia nhận đầu tư FDI và tăng trưởng thông qua
    gia tăng nhân tố tổng hợp gồm nguồn lực vốn và nhân lực thì dẫn tới tăng trưởng không
    bền vững vì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu nhìn từ góc
    nhìn hẹp thì Việt Nam vẫn hiện đang tăng trưởng dựa trên nguồn vốn FDI, vậy thị trường
    tài chính của Việt Nam có đủ mạnh để giúp cho nền kinh tế hấp thụ tốt nguồn vốn FDI to
    lớn và để thúc đẩy tăng trưởng? Và liệu FDI giúp Việt Nam tăng trưởng thông qua gia
    tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay thông qua gia tăng nhân tố tổng hợp vốn tài chính và
    vốn nhân lực? Với mục tiêu làm rõ hai vấn đề trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tác
    động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh
    dẫn truyền thị trường tài chính”.
    2. Xác định vấn đề nghiên cứu
    Về mặt lý luận, thông qua những nghiên cứu trước đây trên thế giới, chúng tôi tập trung
    phân tích rõ mối liên hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế: liệu sự gia tăng trong tốc độ
    tăng trưởng đến từ việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp, hay từ gia tăng các nhân tố
    tổng hợp? Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đánh giá lại vai trò của thị trường tài chính
    trong việc hấp thụ FDI và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới.
    Về mặt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành hồi quy dữ liệu Việt Nam từ 1990 đến 2010 để
    thấy rõ được vai trò của thị trường tài chính trong việc thu hút lượng FDI và là chất xúc
    tác thúc phát triển kinh tế. Chúng tôi cũng tiến hành hồi quy để xem xét liệu rằng tăng
    trưởng của Việt Nam đạt được nhờ vào sự gia tăng trong nhân tố tổng hợp hay gia tăng
    trong năng suất các nhân tố tổng hợp. Cụ thể chúng tôi tiến hành hồi quy xác định rõ mối
    quan hệ giữa FDI với vốn tài chính và vốn nhân lực và tác động của FDI lên năng suất các
    nhân tố tổng hợp TFP trong đó xem xét tác động khi có sự hiện diện của tương tác giữa
    FDI và độ sâu thị trường tài chính.
    3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu




    3
     Mối quan hệ giữa độ sâu thị trường tài chính và dòng FDI đi vào một quốc gia?
    Liệu một thị trường tài chính phát triển có giúp cho quốc gia đó thu hút một lượng
    FDI lớn hơn không?
     Vai trò của thị trường tài chính trong việc hấp thụ các hiệu ứng tràn của nền kinh tế
    được tạo ra từ việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia thông qua FDI? Liệu một
    thị trường tài chính phát triển tạo ra các hiệu ứng tràn lớn hơn và giúp cho nền kinh
    tế hấp thụ chúng tốt hơn?
     Xem xét trong sự tương tác với thị trường tài chính, và không tương tác với thị
    trường tài chính, FDI có giúp đẩy tăng trưởng ở các quốc gia nhận đầu tư không?
    Hay nó tạo ra các hiệu ứng xấu kiềm hãm tăng trưởng thông qua việc chèn ép các
    doanh nghiệp nội địa.
     Xem xét trong sự tương tác với thị trường tài chính, FDI có tác động như thế nào
    lên những nhân tố tổng hợp như vốn tài chính và vốn nhân lực? Cụ thể, FDI có
    giúp tăng tổng lượng vốn đầu tư nội địa và nâng cao trình độ của người lao động
    không?
     FDI liệu có giúp gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp hay không nếu xem xét
    trong tương tác với thị trường tài chính và không có sự tương tác này?
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê
    và hồi quy phân tích để làm rõ những vấn đề nêu trên.
    Về dữ liệu định lượng, dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ nguồn World Bank (WB)
    và đã được đối chiếu với số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong trường hợp số
    liệu có mâu thuẫn, số liệu từ Tổng cục thống kê được ưu tiên sử dụng. Chuỗi quan sát kéo
    dài từ năm 1990 đến năm 2010. Trong trường hợp chuỗi dữ liệu bị thiếu một năm nào đó,
    chúng tôi sử dụng phương pháp bình quân để điều chỉnh sót biến. Phương pháp này cho
    phép dữ liệu điều chỉnh mới không làm ảnh hưởng đến tính trọng yếu và độ tin cậy của
    kết quả mô hình.




    4
    Về công cụ, nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường
    (OLS) và phần mềm thống kê Eviews 5.0 để tiến hành phân tích và hồi quy dữ liệu.
    5. Nội dung nghiên cứu
    Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi trình bày các nội dung nghiên cứu sau:
     Tóm lược bài nghiên cứu
     Tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
     Mô tả dữ liệu, thực hiện xử lý số liệu và hồi quy mô hình
     Phân tích kết quả thực nghiệm của mô hình
     Kết luận và hướng nghiên cứu mở rộng
    Cụ thể chúng tôi đã nghiên cứu các nội dung nêu trên như sau:
    Với tính chất tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế của nền tế thế giới hiện nay thì dòng vốn
    quốc tế đang ngày càng lưu chuyển mạnh mẽ với một lưu lượng và tốc độ ngày càng cao
    giữa các quốc gia. Hiện tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển đang
    tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các
    quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Nhưng tại sao lại có một làn sóng mở cửa đón dòng
    vốn FDI rộng khắp trên toàn thế giới như vậy? Câu trả lời chính là những lợi ích phụ trội
    vượt trội mà dòng vốn này đem lại cho quốc gia nhận đầu tư. Dòng vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) thông qua đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến
    nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang đến những quy trình khoa học công nghệ sản
    xuất mới, những quy trình kinh doanh mới hiệu quả cao, các quy trình quảng cáo tiếp thị
    mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề cũng như trình độ
    chuyên môn của người lao động ở nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động của FDI lên
    tăng trưởng vẫn còn là một bài toán khó đối với các nhà kinh tế học. Nghiên cứu ở nhiều
    quốc gia cho thấy FDI có thể làm trì trệ nền kinh tế thông qua việc kiềm hãm sản xuất của
    một số ngành thay vì thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng tại quốc gia đó. Bên cạnh đó, vai
    trò của thị trường tài chính phát triển trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ FDI còn
    là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Và cuối cùng, những nhân tố nghiên cứu về vấn
    đềnnhân tố tổng hợp hay năng suất của nhân tố tổng hợp mới là kênh dẫn truyền mà qua




    5
    đó FDI tác động lên tăng trưởng đã đưa ra những kết quả không thống nhất. Để tìm lời
    giải cho những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này xem xét tác động của nguồn vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua kênh dẫn truyền
    là thị trường tài chính bằng việc xác định xem những ảnh hưởng này bắt nguồn các nhân
    tố tổng hợp2 hay từ năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)3. Chúng tôi cũng xem xét những
    tương tác của thị trường tài chính và FDI có tác động như thế nào lên tăng trưởng, các
    nhân tố tổng hợp - bao gồm vốn nhân lực và vốn tài chính, và năng suất của nhân tố tổng
    hợp.
    Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có phân tích và tổng hợp những nghiên cứu gần đây
    trên thế giới về 3 vấn đề nêu trên. Đối với vấn đề thứ nhất, có hai quan điểm rõ ràng của
    các nhà kinh tế học về vấn đề này, quan điểm thứ nhất mà đại diện là Alfaro và Ozcan
    (2008) cho rằng những tác động tổng quan của FDI lên tổng sản lượng và tăng trưởng
    kinh tế của một quốc gia là không rõ ràng và không có tính trọng yếu. Bên cạnh đó, cũng
    có nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đều ủng hộ quan điểm này. Ngược lại,
    Zareen, Muhamad và Imran (2011), đại diện cho quan điểm còn lại, bằng việc sử dụng dữ
    liệu cho 50 quốc gia Châu Á từ 2001- 2008, các ông đã đưa ra kết luận rằng FDI có mối
    quan hệ thuận chiều nhưng không bền vững với tăng trưởng, tuy nhiên FDI vẫn là nhân tố
    then chốt tạo sự tăng trưởng vượt bậc của một số nước có thị trường tài chính khá phát
    triển ở Châu Á như Trung Quốc, Singapor, Ấn Độ, Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có một số
    nghiên cứu khác chủ yếu ở châu Á như Hang (2010) cũng ủng hộ cho quan điểm này.
    Nghiên cứu của Hằng với dữ liệu của 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-
    2006 đã đưa ra kết luận rằng FDI là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam.
    2 Nhân tố tổng hợp - Factor accumulation được hiểu là một sự gia tăng về số lượng của bốn nhân tố đầu vào cơ bản
    để sản xuất hàng hóa và dịch vụ bao gồm vốn, nhân lực, tài nguyên và thể chế. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ
    xem xét nhân tố tổng hợp bao gồm vốn tài chính và vốn nhân lực.
    3 Năng suất nhân tố tổng hợp được định nghĩa theo Lipsey và Carlaw (2001) là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả và
    chuyên sâu khi sử dụng các nhân tố đầu vào để tạo ra phần gia tăng vượt trội trong sản lượng đầu ra. Nói cách khác
    TFP phản ảnh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình),và
    hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng lên nhờ vào tác động của các nhân tố
    vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân, .
    Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản
    ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định.




    6
    Vấn đề thứ hai của bài nghiên cứu là vai trò của thị trường tài chính trong quá trình hấp
    thụ FDI của một quốc gia. FDI có tác động khác nhau đến tăng trưởng của những quốc
    gia khác nhau liệu có phải do chất lượng của kênh dẫn truyền FDI ở mỗi quốc gia khác
    nhau? Tầm quan trọng của một thị trường tài chính phát triển đối với sự phát triển kinh tế
    đã được nhận ra và thảo luận trong nhiều bài nghiên cứu như cũng đã nêu phía trên Alfaro
    và các đồng sự (2000-2008), Zareen (2011). Phần lớn các nghiên cứu gần đây đều thống
    nhất rằng sự phát triển của thị trường vốn là “ điều kiện cần và đủ” thúc đẩy sự “tiếp thu
    và ứng dụng những khoa học kỹ thuật thực tiễn tiên tiến nhất và phát triển trong thực tế”.
    Nói cách khác thì sự hạn chế trong việc gia nhập thị trường tín dụng đã cản trở sự phát
    triển của các doanh nghiệp nội địa. Nếu những tập đoàn đa quốc gia đang họat động trong
    quốc gia đó muốn chuyển giao khoa học công nghệ- một trong những nhân tố tạo nên
    hiệu ứng tràn công nghệ - mà thiếu vắng một thị trường tài chính phát triển thì các doanh
    nghiệp nội địa không có đủ nguồn lực tài chính để tiếp cận và áp dụng những công nghệ
    sản xuất quản lý tiên tiến được chuyển giao. Chính điều này sẽ làm hạn chế những lợi ích
    trước mắt và tiềm tàng mà quốc gia đó có thể đạt được từ nguồn FDI.
    Vấn đề thứ ba cần lưu tâm là việc đầu tư trực tiếp vào một quốc gia sẽ giúp tăng trưởng
    kinh tế thông qua việc tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay gia tăng nhân tố tổng hợp.
    Năng suất nhân tố tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao
    hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân
    tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ
    lao động của công nhân, . Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ
    tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ
    khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Sự thật là hầu hết các quốc gia nhận
    nguồn vốn FDI, đều mong muốn nhận được những lợi ích đi kèm với chuyển giao nguồn
    vốn từ hiệu ứng tràn do FDI tạo ra như chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kiến thức và đào
    tạo nguồn nhân lực. Những hiệu ứng này có thể xảy ra thông qua việc chuyển giao kỹ
    thuật, giới thiệu quy trình kỹ thuật mới, kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực giúp
    nâng cao năng suất của các doanh nghiệp nội địa nhờ vào liên kết với tập đoàn đa quốc
    gia. Chính những hiệu ứng tràn về công nghệ, trình độ lao động này góp phần nâng cao
    năng suất nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng mong chờ nguồn vốn đầu tư




    7
    nước ngoài thông qua hoạt động đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia sẽ đóng góp vào
    nhân tố tổng hợp. FDI đầu tư vào một quốc gia ngoài việc đóng góp trực tiếp vào vốn vật
    chất/ tài chính, nó còn giúp thu hút đầu tư từ tiết kiệm nội địa, giúp gia tăng vốn đầu tư
    nội địa. Bên cạnh đó, FDI đóng góp vào vốn nhân lực thông qua việc đào tạo làm tăng kỹ
    năng của người lao động, gia tăng số lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Một số
    nghiên cứu gần đây, tiêu biểu là Alfaro và Ozcan (2008), đã thống nhất rằng FDI giúp
    nâng cao công nghệ của quốc gia nhận đầu tư, nâng cao tay nghề và kỹ năng của lao động
    từ đó gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của
    FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp còn cho những kết luận trái chiều cho rằng FDI không
    làm gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp. Ví dụ, khi nghiên cứu dữ liệu ở Venezuela,
    Aitken và Harison (1999) đã chỉ ra rằng tác động ròng của FDI lên năng suất nhân tố tổng
    hợp - năng suất sản xuất ở Venuezuela là khá nhỏ, đầu tư nước ngoài giúp gia tăng năng
    lực sản suất của những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhận được nguồn
    vốn đầu tư này trong khi lại làm giảm năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa.
    Những nghiên cứu nội bộ ở các quốc gia được tiến hành bởi Borensztein, De Grgorio và
    Lee (1998) và Carkovic và Levine (2005) sử dụng hồi quy tốc độ tăng trưởng của các
    quốc gia, cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng FDI là một biến ngoại sinh có tác động tích
    cực lên nền kinh tế. Những bằng chứng thực nghiệm ở tầm vi mô thì đưa ra những kết
    luận chung chung và mơ hồ, mặc dù kết luận là khá bi quan và đồng nhất ở các nước đang
    phát triển. Gorg và Greenaway (2004) khẳng định rằng những doanh nghiệp nước ngoài
    và các công ty nước ngoài có tác động xấu lên những công ty nội địa, làm giảm năng lực
    sản xuất của các công ty nội địa.
    Để làm rõ ba vấn đề trên với điều kiện của thị trường Việt Nam, chúng tôi tiến hành hồi
    quy mô hình với dữ liệu được thu thập từ 1990 đến 2010 thuộc bốn nhóm nhân tố chính
    sau: nhóm nhân tố FDI và tăng trưởng, nhóm nhân tố mức độ phát triển của thị trường tài
    chính, nhóm biến nhân tố tổng hợp và năng suất nhân tố tổng hợp và nhóm nhân tố thể
    chế. Trong đó, chúng tôi xem xét các biến thể hiện độ sâu của thị trường tài chính. Cụ thể,
    biến tín dụng ngân hàng (BANKCR) được tính bằng khoản tín dụng đến khu vực tư nhân
    trên GDP, mà nguồn gốc của những khoản tín dụng này là từ tiền gửi tiết kiệm của khu
    vực tư nhân. Biến này thể hiện rõ vai trò của thị trường tài chính là kênh dẫn truyền




    8
    những tác động của hiệu ứng tràn từ đầu tư của tập đoàn đa quốc gia vào nền kinh tế. Thị
    trường tài chính là nguồn cung cấp vốn cho những doanh nghiệp nội địa để có thể tận
    dụng được tất cả những lợi ích mà FDI mang lại từ hiệu ứng tràn qua áp dụng những
    chuyển giao khoa học công nghệ, kiến thức và trình độ nhân lực vào sản xuất. Biến tín
    dụng khu vực tư nhân (PrivCr) được tính bằng tổng các khoản tín dụng đến khu vực tư
    nhân từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển và ngân hàng Trung ương tính
    trên GDP. Biến này thể hiện độ lớn của các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân để thúc
    đẩy bộ phận doanh nghiệp trong nước phát triển để hưởng những thuận lợi từ hiệu ứng
    tràn do FDI tạo ra.
    Để xem xét được liệu FDI có tác động lên tăng trưởng thông qua TFP hay thông qua sự
    tích lũy các nhân tố và vai trò của thị trường tài chính trong các kênh dẫn truyền, yêu cầu
    sử dụng chỉ số tăng trưởng TFP như là một biến độc lập. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xem
    xét tác động của FDI lên các nhân tố tổng hợp, trong đó chỉ xét hai yếu tố đơn giản nhất là
    vốn tài chính và vốn nhân lực. Biến vốn tài chính (Invest - Gross domestic investment):
    thể hiện tác động của FDI làm gia tăng đầu tư trong nước được tính bằng sự tăng lên
    trong tổng tài sản cố định hình thành trong nước và tăng lên trong hàng tồn kho.
    Biến nguồn nhân lực (HK) được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích
    lũy được có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai theo Beng, Fischer và Dornhusch
    (1995). Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biến đại diện HK như là số sinh viên
    vào đại học trên tổng số dân số, biến này thể hiện trình độ của lực lượng lao động của một
    quốc gia. Biến năng suất nhân tố tổng hợp (TFPGR - Total factor productivity growth
    rate) thể hiện tăng trưởng của năng suất của các nhân tố sản xuất tổng hợp trong nền kinh
    tế bao gồm năng suất sử dụng vốn, năng suất sử dụng lao động và năng suất sử dụng
    nguồn tài nguyên.
    Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng công cụ Eview 5.0 để hồi quy kết quả các mô hình cần
    khảo sát. Trong mô hình (1) chúng tôi thể hiện tác động của sự tương tác giữa FDI với độ
    sâu thị trường tài chính lên tăng trưởng của một quốc gia thông qua biến tương tác
    ܨܦܫ
    ∗ ܨܫܰܣܰܥܧ݅ thể hiện mức độ tương tác của FDI với độ sâu thị trường tài chính.
    ܩܦܲ݅




    9
    (1) ܩܴܱܹܶܪ݅ = ߙ + ߚ1 ܨܦܫ + ߚ2 ܨܫܰܣܰܥܧ݅ + ߚ3 ܨܦܫ ∗ ܨܫܰܣܰܥܧ݅ + ܺ݅ + ߳ ݅
    ܩܦܲ݅ ܩܦܲ݅
    Kết quả hồi quy của mô hình (1) thể hiện trong bảng 3 cho thấy mối quan hệ giữa FDI và
    tăng trưởng rất đáng kể trong mối liên kết với thị trường tài chính trong khi nếu xem xét
    riêng rẽ thì FDI và thị trường tài chính đều không có tác động đáng kể đến tăng trưởng.
    Hơn nữa, kết quả hồi quy của mô hình (1) này trong bảng 4 cho thấy FDI không thông
    qua việc tăng lên trong vốn nhân lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt
    Nam.
    Bên cạnh đó chúng tôi hồi quy kết quả mô hình (2) thể hiện tác động của FDI và sự tương
    tác của FDI với độ sâu thị trường tài chính lên tổng vốn đầu tư nội địa
    (2) ܫܸܰܧܵܶ݅ = ߙ + ߚ1 ܨܦܫ + ߚ2 ܨܫܰܣܰܥܧ݅ + ߚ3 ܨܦܫ ∗ ܨܫܰܣܰܥܧ݅ + ܺ݅ + ߳ ݅
    ܩܦܲ݅ ܩܦܲ݅
    Hồi quy trong bảng 5 này chỉ rõ rằng FDI có tác động tích cực và bền vững làm gia tăng
    vốn tài chính thông qua gia tăng trong vốn đầu tư ròng nội địa nhờ vào sự phát triển của
    thị trường tài chính ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...