Thạc Sĩ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm vừa qua, FDI đã đóng góp một phần quan trọng vào việc phát
    triển kinh tế - xã hội như: các dự án FDI góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân
    thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công
    cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình
    độ kỹ thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt
    Nam, hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân
    lực, nâng cao mức sống cho người lao động, .
    Tuy nhiên trong thời gian gần đây, báo chí và một số phương tiện thông tin đại
    chúng ở nước ta đã nêu nhiều mặt trái của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số
    ý kiến cho rằng: nguồn vốn FDI trong những năm qua đã tập trung chủ yếu vào đầu tư
    xây dựng, khách sạn, du lịch và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, chưa
    có tỷ lệ thích đáng cho các ngành công nghệ cao và nông nghiệp. FDI đưa vào Việt
    Nam nhiều máy móc, thiết bị lạc hậu đã qua sử dụng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
    nước ngoài đã xảy ra một số tranh chấp lao động mà biểu hiện là tình trạng ngược đãi
    công nhân, vi phạm nhân phẩm người lao động, cường độ làm việc quá căng thẳng . đã
    dẫn đến các cuộc đình công, bãi công. Cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn
    đầu tư nước ngoài luôn ở vị trí thứ yếu. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .
    Không thể phủ nhận thành tựu đã đạt của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
    Nam trong những năm qua, song nó đã tạo ra một số vấn đề không lành mạnh và cần
    khắc phục. Nhận thức đúng mức về những vấn đề nảy sinh để có phương hướng chỉ đạo
    tiếp là cực kỳ quan trọng nếu chúng ta muốn Việt Nam trở thành nơi thu hút ngày càng
    nhiều hơn vốn FDI.
    Trong tình hình đó, Bình Dương là một trong số tỉnh thành thu hút vốn đầu tư
    FDI nhiều nhất cả nước cũng không tránh khỏi những tác động tích cực và hạn chế của
    FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để có căn cứ xây dựng và điều chỉnh chính
    sách thì việc nghiên cứu, đánh giá được những tác động của FDI đến phát triển kinh tế -
    xã hội ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn vừa qua là một việc làm hết sức cần thiết. Vì
    vậy, vấn đề: " Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phỏt triển kinh tế -
    xó hội ở tỉnh Bỡnh Dương " được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm đóng
    góp một phần nhỏ trong việc xây dựng quê hương Bình Dương trong thế kỷ 21.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề FDI, trên từng khía cạnh khác nhau đã có nhiều tác giả và các công trình
    nghiên cứu. ở Việt Nam, đã có:
    Luận án tiến sĩ: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Việt
    Nam" của Mai Văn Lộc (1994).
    Luận văn thạc sĩ: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển kinh tế ở Đồng Nai -
    phương hướng và giải pháp" của Đỗ Thị Ngân Giang (2000).
    Luận văn thạc sĩ: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội: Thực trạng và giải
    pháp", của Nguyễn Thanh Tịnh (2003).
    Luận văn cử nhân chính trị: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ
    Chí Minh. Thực trạng và giải pháp" của Trương Đăng Hùng (2004).
    Đề tài cấp bộ, cấp cơ sở: "Những giải pháp kinh tế chính trị nhằm thu hút có hiệu
    quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", Chủ nhiệm đề tài PTS.
    Nguyễn Khắc Thân, cơ quan chủ trì: Khoa Kinh tế chính trị (5/1994 - 5/1995).
    Báo cáo nghiên cứu của Dự án: "Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để
    thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010" của
    Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) với tiêu đề: "Tác động của đầu
    tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam".
    Các công trình khoa học nghiên cứu về FDI ở trên đã nghiên cứu các vấn đề: thu
    hút và sử dụng hiệu quả FDI ở Việt Nam và các địa phương, nhưng chưa có luận văn,
    luận án thạc sĩ nào nghiên cứu đến tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở
    tỉnh Bình Dương trên góc độ kinh tế chính trị.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
    * Mục tiêu luận văn:
    Nghiên cứu tác động FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương và
    trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn
    chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương trong
    quá trình hội nhập kinh tế.
    * Nhiệm vụ của luận văn:
    - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của FDI đối với phát triển
    kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình Dương nói riêng.
    - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI đến phát triển kinh tế
    - xã hội ở tỉnh Bình Dương chỉ ra những tác động tích cực cần phát huy và tác động
    không lành mạnh của FDI cần khắc phục và nên tránh. Nguyên nhân của những tác
    động đó.
    - Trình bày các phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn
    chế những ảnh hưởng không lành mạnh của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
    Bình Dương.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao hàm nhiều phương diện, luận văn này không
    nghiên cứu FDI nói chung với tất cả các mặt của nó mà chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề
    tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương vì đó là yếu tố quyết
    định đến việc xây dựng, điều chỉnh chính sách thu hút FDI và tối đa hoá lợi ích mà FDI
    mang lại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
    đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kế thừa kết quả nghiên cứu
    của các công trình có liên quan đến đề tài.
    - Sử dụng phương pháp biện chứng mác xít, kết hợp với các phương pháp: phân
    tích, tổng hợp, hệ thống hoá.
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Trên cơ sở những luận cứ khoa học được xác lập, đi sâu phân tích, đánh giá thực
    trạng tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Dương, từ đó làm nổi
    rõ sự cần thiết phải phát triển mạnh mẽ những tác động tích cực đến phát triển kinh tế -
    xã hội và phòng tránh những tác động tiêu cực. Sao cho nền kinh tế của Bình Dương nói
    riêng và Việt Nam nói chung tăng trưởng nhanh và bền vững.
    Kiến giải có căn cứ lý luận và thực tiễn những phương hướng, giải pháp cơ bản
    phát triển những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình
    Dương.
    Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tham mưu
    của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan hữu trách, dùng làm tài liệu tham
    khảo trong các trường học, cơ sở đào tạo có liên quan đến FDI trong quá trình hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...