Tiểu Luận Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.


    I-Đầu tư.

    1.Khái niệm đầu tư-đầu tư phát triển.
    1.1 Đầu tư.
    Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung, là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
    Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (đường sá, nhà máy ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học , kỹ thuật) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
    Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
    Như vậy nếu xét theo phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn lực và trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay thuộc phạm trù đầu tư phát triển.
    Từ đây có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau:

    Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động, và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt chúng tên nền bệ, bồi dưõng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

    1.2. Phân loại đầu tư phát triển.
    Trong thực tế có rất nhiều hình thái biểu hiện của đầu tư .Tùy từng góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau người ta có thể có cách phân chia hoạt động đầu tư khác nhau.Chúng ta có thể xem xét cách tiệm cận sau:

    1.2.1. Theo bản chất của đối tượng đầu tư.
    - Đầu tư cho đối tượng vật chất: Đầu tư tài sản vật chất hoặc đầu tư tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị
    - Đầu tư cho đối tượng phi vật chất: Đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo nghiên cứu khoa học, y tế

    1.2.2. Theo phân cấp quản lý.
    Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C; trong đó dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tuớng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

    1.2.3. Theo lĩnh vực hoạt động đầu tư.
    - Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
    - Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
    - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
    Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.

    1.2.4.Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư:
    - Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định.
    - Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất- kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp.



    1.2.5. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội.
    - Đầu tư thương mại: Là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn. Vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đat độ chính xác cao.
    - Đầu tư sản xuất: Là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm, thời gian thưc hiện đầu tư dài, độ mạo hiểm cao, vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, thiên tai, sự ổn định khoa học kỹ thuật).

    1.2.6. Theo thời gian thực hiện.
    - Đầu tư dài hạn: Là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng . Đầu tư dài hạn thường mang yếu tố khó lường, rủi ro lớn, do đó cần có những dự báo dài hạn, khoa học.
    - Đầu tư ngắn hạn: Là loại đầu tư tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Tuy nhiên rủi ro với hình thức đầu tư này cũng rất lớn.

    1.2.7. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
    - Đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư, người có vốn thông qua các chuơng trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội, là việc các cá nhân mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu để hưởng lợi tức. Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
    - Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lư, điều hành quá trình thực hiện vận hành kết quả đầu tư. Đây là loại đầu tư tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động tiền đề thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.

    1.2.8. Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia.
    - Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước: Các hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư.
    - Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài: Hoạt động đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài.


    2. Đặc điểm của đầu tư phát triển.
    Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau:
    + Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi vốn lớn, nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là giá phải trả khá đắt của đầu tư phát triển.
    + Thời gian thực hiện đầu tư dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
    + Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các kết quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội
    + Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địa điểm đó.
    + Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài nên mức rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.
     

    Các file đính kèm:

    • 13-.doc
      Kích thước:
      282.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...