Thạc Sĩ Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài luận án: Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05
    Nghiên cứu sinh: Phan Tiến Ngọc Mã NCS: NCS31.17PT
    Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phan Thị Nhiệm 2. PGS.TS Nguyễn Thị Minh
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    1. Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: (i) góp phần duy trì sự ổn định thu nhập từ xuất khẩu, hạn chế những bất lợi khi có sự biến động về giá cả, nhu cầu trên thị trường thế giới; (ii) tạo ra nhu cầu mới thông qua hiệu ứng Engel; (iii) Thúc đẩy các mối liên kết ngược, liên kết xuôi, kích thích các ngành nghề mới phát triển; (iv) Tạo ra hiệu ứng lan tỏa từ xuất khẩu các mặt hàng có kỹ thuật sản xuất mới, kỹ năng quản lý mới sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
    2.Luận án đã đề xuất một hệ thống các tiêu chí đo lường, phân tích đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: (1) đa dạng hóa chủng loại mặt hàng xuất khẩu; (1) đa dạng hóa dựa trên tỷ lệ mặt hàng chế biến; (3) đa dạng hóa thông qua chỉ số Herfindahl; (4) đa dạng hóa dựa trên chỉ số Theil Etropy; (5) đa dạng hóa lợi thế so sánh.
    3.Luận án đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để lượng hóa tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Đây là mô hình được sử dụng ở một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, nhưng theo hiểu biết của tác giả mô hình này chưa từng được sử dụng trong việc ước lượng tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng ở Việt Nam.
    4.Trên cơ sở những phân tích định tính và định lượng, luận án đã chứng minh vai trò quan trọng của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam; từ đó góp phần ủng hộ giả thiết đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
    Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
    1.Từ việc phân tích thực trạng đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, luận án chỉ ra rằng: (i) cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự đa dạng hóa, mức độ đa dạng hóa ở mức trung bình của thế giới ; (ii) Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ; (iii) đa dạng hóa theo chiều sâu bước đầu có những chuyển biến tích cực, nhưng mức độ chuyển biến còn chậm; (iv) đa dạng hóa giữa các nhóm hàng diễn ra mạnh hơn so với đa dạng hóa trong nội bộ nhóm hàng; (v) đa dạng hóa lợi thế so sánh diễn ra khá mạnh, nhưng chủ yếu ở các mặt hàng thô, sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp.
    2.Kết quả phân tích định tính và định lượng tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với lý thuyết. Cụ thể là:
    + Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực về giá cả, nhu cầu trên thị trường thế giới; duy trì tăng trưởng nhu nhập từ xuất khẩu; trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    + Cả đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng và theo chiều sâu đều thúc đẩy tăng trưởng. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhưng mức độ tác động nhỏ hơn so với đa dạng hóa theo chiều sâu.
    + Trong giai đoạn đầu đổi mới (trước năm 2000) tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu chung và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn so với giai đoạn 2000-2011. Trong khi đó tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều sâu không có sự khác biệt giữa hai giai đoạn trước và sau năm 2000.
    3.Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng để góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững Việt Nam cần phải chuyển đổi phương thức thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo hướng: chuyển từ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều rộng là chủ yếu sang đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu theo chiều sâu, trong đó đa dạng hóa hóa theo chiều sâu, đa dạng hóa dựa trên cơ sở chuyên môn hóa, đa dạng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm là hướng đi chủ đạo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...