Luận Văn Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010 và vị thế của hàng nông sản Việt Nam tron

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay khi các rào cản đối với các dòng chảy về thông tin, ý tưởng, các nhân tố về vốn và lao động có kỹ năng cùng với kỹ thuật và hàng hóa đã và đang được giỡ bỏ. Điều này làm cho ranh giới giữa các quốc gia dần bị xóa mờ, tạo cơ hội cho các nước tham gia sâu và rộng hơn vào quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung của con người. Mỗi nước, với ý thức về tiềm năng và năng lực của mình đã chuyên môn hóa, tập trung vào lĩnh vực có lợi thế so sánh để có thể thu lại lợi ích nhiều nhất từ quá trình hội nhập. Từ đó tạo ra các chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu, trong đó hàng hóa không chỉ được thực hiện giá trị tại một quốc gia mà có khi là hai quốc gia, ba quốc gia hoặc nhiều hơn nữa. Mỗi quốc gia thực hiện một hoặc một số khâu như thiết kế, sản xuất, chế biến, phân phối, trong quy trình thực hiện giá trị trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động tới tất cả các mặt của kinh tế toàn cầu cũng như các khâu của quá trình thực hiện giá trị trong các chuỗi toàn cầu. Trong đó, hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi việc sản xuất nông sản chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển-những nước yếu thế và thường chịu thiệt thòi hơn khi tham gia vào thương mại tự do toàn cầu. Nông sản Việt Nam, vốn có vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng có quy mô và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử loài người. Cũng nhờ đó, những yếu kém của việc tham gia và chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam mới được bộc lộ một cách rõ ràng hơn bao giờ hết, cho thấy việc thụ động phụ thuộc vào diễn biến thị trường thay vì chủ động tạo ra chỗ đứng cho mình trong chuỗi của các doanh nghiệp nước ta.
    Trước những vấn đề đó, khóa luận này đã nghiên cứu vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản, đặc biệt là hai mặt hàng gạo và cà phê, những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2010 tới nông sản Việt Nam và sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng này. Khóa luận được chia thành ba chương:
    Chương 1: Lý luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu;
    Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2010 và vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu;
    Chương 3: Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.
    Với lòng biết ơn thực sự, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt bốn năm học, đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Thu Trang – giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng rất cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 3
    1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 3
    1.1.1 Khái niệm: 3
    1.1.2 Đặc điểm 9
    1.1.3 Phân loại 13
    1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 17
    1.2.1 Lập sơ đồ một cách hệ thống các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản 17
    1.2.2 Xác định sự phân phối lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị ngành nông sản. 22
    1.2.3 Xác định các liên kết trong chuỗi từ đó đưa ra cách thức giúp các chủ thể kinh tế xâm nhập chuỗi giá trị 24
    1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN 27
    1. 3.1 Trung Quốc. 28
    1.3.2 Thái Lan. 29
    CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2007-2010 VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 31
    2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 31
    2.1.1 Nguyên nhân và tác động của khủng hoảng kinh tế: 31
    2.1.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản. 35
    2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2009. 40
    2.2.1 Tình hình sản xuất nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. 41
    2.2.2 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009. 44
    2.3 VỊ THẾ CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 47
    2.3.1 Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo. 48
    2.3.2 Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê. 55
    Ø Trong ngành công nghiệp chế biến cà phê xay, có bốn công ty dẫn đầu (“Big Four”) là Nestle, Kraft, Procter & Gramble và Sara Lee thâu tóm hầu như toàn bộ hoạt động chế biến cà phê trong GVC. 58
    BẢNG 10: CÁC CÔNG TY ĐẦU NGÀNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ. 58
    Công ty (Quốc gia). 58
    Nhãn hiệu. 58
    Nestlé SA 58
    Nescafe, Bonka, Ricore. 58
    Kraft Foods Inc (Mỹ). 58
    EU: Jacobs, Maxwell House, Carte Noire, Maxim, Blendy, Gevalia, Jacques Vable, Kenco, Hag, Saimaza. 58
    Mỹ: Maxwell House, Yuba, Starbucks. 58
    Procter & Gramble (Mỹ). 58
    Folgers và Millstone. 58
    Sara Lee Corporation (Mỹ). 58
    Châu Âu: Douwe Egberts, Maison du Café, Marcilla, Merrild Van Nelle và Senseo; Mỹ: Hills Bros và Superior; Brazil: Café do Ponto và Pilao. 58
    Nguồn: R. Kaplinsky, 2004. 58
    Trong đó, Nestlé là một trong những công ty sản xuất đồ uống và thực phẩm hàng đầu thế giới. Chiếm tới 22% thị phần trên thị trường cà phê toàn cầu, trong đó riêng cà phê hòa tan của Nestle đã chiếm hơn 50% thị phần cà phê hòa tan toàn cầu (2009). 59
    . 60
    2.3.3 Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam 62
    CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2007-2010. 68
    3.1 XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM . 68
    3.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2015. 71
    3.3 GIẢI PHÁP ĐƯA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 78
    3.3.1 Những yếu kém trong chuỗi giá trị hàng nông sản tại Việt Nam 78
    3.3.2 Định hướng phát triển cho nông sản Việt Nam 79
    3.3.3 Giải pháp. 87
    KẾT LUẬN 99
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...