Chuyên Đề Tác động của chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC . 2
    Danh lục biểu đồ . . 4
    Danh mục hình vẽ . 4
    Danh mục bảng biểu . . 4
    Danh mục chữ viết tắt . . 5
    LỜI NÓI ĐẦU . . 5
    Chương I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 8
    I. Khái niệm và nguyên nhân cơ bản gây lạm phát . . 8
    1. Định nghĩa . . 8
    1.1. Lạm phát . . 8
    1.2. Phân loại . 10
    1.3. Thước đo lạm phát . . 12
    1.4. Quan hệ giữa lạm phát, giá cả và lãi suất. 14
    2. Hậu quả của lạm phát . 16
    2.1. Lạm phát tạo nên sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội . 16
    2.2. Lạm phát phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội. 17
    2.3. Lạm phát làm lãi suất tăng lên . . 17
    2.4. Lạm phát tác động đến cán cân thanh toán quốc tế . 17
    3. Nguyên nhân cơ bản gây lạm phát. . 18
    3.1. Lạm phát do mất cân đối về cơ cấu kinh tế. 18
    3.2. Lạm phát do tăng cung tiền tệ . 19
    3.3. Lạm phát do cầu kéo. . 20
    3.4. Lạm phát do chi phí đẩy. . 21
    II. Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ . 22
    1. Ngân hàng nhà nước . . 22
    1.1. Khái niệm . . 22
    1.2. Chức năng của NHNN . . 22
    2. Chính sách tiền tệ . . 23
    2.1. Khái niệm . . 23
    2.2. Các công cụ chính của chính sách tiền tệ . 24
    III. Kinh nghiệm sử dụng CSTT nhằm kiểm soát lạm phát ở một số nước
    trên thế giới . . 31
    1. Cộng hoà Liên Bang Nga. 32
    2. Hàn Quốc. . 32
    3. Trung Quốc . . 33
    4. Các bài học kinh nghiệm rút ra . . 34
    4.1. CSTT thắt chặt cần chú trọng vào các nguyên nhân gây lạm phát 34
    4.2. Thực hiện đồng bộ các công cụ CSTT để đạt được các mục tiêu ổn
    định kinh tế-xã hội . 35
    http://svnckh.com.vn 2




    4.3. Kết hợp chặt chẽ CSTT với các biện pháp khác . . 36
    Chương II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CSTT
    NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
    QUA . . 37
    I. Thực trạng lạm phát của Việt Nam . 37
    1. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu . 37
    2. Tình hình lạm phát Việt Nam năm 2007 . . 39
    3. Tình hình lạm phát đầu năm 2008. . 41
    II. Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam . 43
    1. Lạm phát do chi phí đẩy . 43
    2. Gia tăng tổng cầu gây lên tăng trưởng quá nóng ở Việt Nam . . 46
    3. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng . . 47
    III. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam. . 51
    1. Lạm phát tác động tới đời sống xã hội. . 51
    2. Lạm phát gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nguy cơ khủng hoảng kinh tế. . 52
    IV. Chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và tác động của các
    chính sách này . 54
    1. Chính sách điều chỉnh lãi suất . . 55
    2. Chính sách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc . 56
    3. Nghiệp vụ thị trường mở . . 58
    4. Chính sách tỷ giá hối đoái. . 60
    5. Đánh giá mức độ hiệu quả của CSTT trong việc kiềm chế lạm phát
    thời gian qua . . 62
    5.1. Các kết quả đạt được . . 62
    5.2. Các hạn chế và nguyên nhân . . 63
    Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CSTT NHẰM KIỀM CHẾ
    LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010 . 68
    I. Dự báo tình hình lạm phát giai đoạn từ nay tới năm 2010. . 68
    1. Cơ sở dự báo . . 68
    2. Dự báo mức độ lạm phát 2008-2010 . . 69
    II. Một số giải pháp và kiến nghị . . 71
    1. Kết hợp đồng bộ CSTT với các chính sách khác . . 71
    2. Theo sát biến động của thị trường tài chính để kiểm soát mức tăng
    trưởng tín dụng phù hợp với thị trường tăng trưởng kinh tế . . 73
    3. Minh bạch hoá NSNN và tăng cường giám sát và bình ổn thị trường
    ngoại hối. . 75
    4. Thực hiện phát hành tín phiếu Ngân hàng bằng ngoại tệ. 76
    5. Thực hiện đồng bộ các biện pháp thắt chặt tiền tệ và bình ổn giá cả . 77
    KẾT LUẬN . . 81
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
    PHỤ LỤC . . 85
    http://svnckh.com.vn 3




    Danh lục biểu đồ
    Biểu đồ 1: Mức độ tăng của giá dầu thế giới. 38
    Biểu đồ 2: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 . . 40
    Biểu đồ 3: Lạm phát năm 2008 . 42
    Biểu đồ 4: Giá nhập khẩu trung bình 1 số mặt hàng . . 46
    Biểu đồ 5: Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam từ 2003-2008 . . 48
    Biểu đồ 6: Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng . 50
    Biểu đồ 8: Biến động lãi suất liên NH . . 60
    Biểu đồ 9: Lượng giảm cung tiền dưới tác động của CSTT . . 63
    Danh mục hình vẽ
    Hình1: Lạm phát do cầu kéo . . 20
    Hình2: Lạm phát do chi phí đẩy . . 21
    Hình 3 : Chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định. 64
    Danh mục bảng biểu
    Bảng 1: Bảng điều chỉnh giá xăng . 44
    Bảng 2: Số lượng NH từ năm 1991 - 2008 . 49
    Bảng 3: Dự báo tình hình kinh tế VN năm 2008-2010 . 70
    http://svnckh.com.vn 4




    Danh mục chữ viết tắt
    CPI Chỉ số giá tiêu dùng chung
    CSTT Chính sách tiền tệ
    DTTB Dự trữ bắt buộc
    FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
    NH Ngân hàng
    NHNN Ngân hàng Nhà nước
    NHTM Ngân hàng Thương mại
    NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
    TCT Tổng công ty
    TCTD Tổ chức tín dụng
    TCTK Tổng cục Thống kê.
    TĐKT Tập đoàn kinh tế
    TGHĐ tỷ giá hối đoái.
    CPI: Consumer Price index
    FDI: Foreign Direct Investment.
    GDP: Gross Domestic Product.
    http://svnckh.com.vn 5




    T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
    T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lạm phát là một vấn đề kinh tế cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ
    quốc gia nào trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Nếu mức độ lạm phát ở
    mức vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu tỉ lệ ở mức hai con
    số thường sẽ làm cho nền kinh tế mất cân đối và gây ra những hậu quả
    nghiêm trọng. Trong khi đó ngăn chặn vấn đề lạm phát không phải là vấn đề
    đơn giản mà cần có các giải pháp thống nhất, đồng bộ và khôn ngoan.
    Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội,
    đã từng trải qua giai đoạn kinh tế khủng hoảng và lạm phát cao lên tới 3 con
    số như năm 1985 (lên tới 700%). Từ năm 1986, thực hiện cải cách, nền kinh
    tế đã bước đầu có những bước chuyển dịch tích cực, tỷ lệ lạm phát đã giảm
    hẳn. Sau đó trong giai đoạn năm 2004-2005, lạm phát lại có nguy cơ bùng
    phát lên cao khi tỷ lệ lạm phát năm 2004 lên 9.5% gần ở mức hai con số và
    mới đây, năm 2007 lên tới 12.5%, năm 2008 dự đoán sẽ lên tới hơn 25%. Nếu
    trước kia tình hình lạm phát chủ yếu do thời kỳ quan liêu bao cấp, và ở trong
    nền kinh tế đóng thì nay các biện pháp và chính sách phải phù hợp với các
    yếu tố của nền kinh tế thị trường và hội nhập với quốc tế. Cuối năm 2006,
    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vì vậy, nền
    kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động nền kinh tế toàn
    cầu, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách thực hiện kiềm chế lạm phát
    không chỉ tính đến các nhân tố bên trong mà còn phải dự tính đến các yếu tố
    tác động bên ngoài.
    So các nước có nền kinh tế mới nổi khác, họ cũng có nhiều điều kiện
    phát triển kinh tế giống với nước ta như nhóm các nước ASEAN-5 (Singapo,
    Thái Lan, Philipin, Inđônêxia và Malaixia) nhưng tỷ lệ lạm phát của Việt
    Nam năm 2007 và 2008 gấp đôi so với mức trung bình các nước này. Hơn
    5




    T¸c ®éng cña chÝnh s¸ch tiÒn tÖ nh»m kiÒm chÕ l¹m ph¸t
    T¹i ViÖt Nam giai ®o¹n hiÖn nay
    nữa, Việt Nam lại vấp phải khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát so với các
    nước khác vì thâm hụt cán cân thanh toán lớn và thâm hụt tài khoá, điều kiện
    vĩ mô kém ổn định, nợ nước ngoài nhiều trong khi dự trữ ngoại tệ thì quá ít1.
    Vì vậy cuộc chiến lạm phát ở Việt Nam trở nên khó khăn và căng thẳng hơn.
    Trong khi đó chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành phát
    triển kinh tế trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập nên gặp phải
    không ít những trở ngại và vấp váp ban đầu. Nhưng sau đó nhờ có kinh
    nghiệm và rút ra bài học từ các nền kinh tế khác, các chính sách dần dần đã đi
    đúng hướng.
    Với tất cả lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “ Tác động
    của chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay
    ” để lạm rõ tình hình lạm phát và tác dụng của các chính sách tiền tệ
    của NHNN.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Dựa trên số liệu cụ thể và thực tế diễn biến tình hình lạm phát và động
    thái của Nhà nước nhằm thấy rõ được các nguyên nhân gây ra lạm phát, các
    tác động tích cực và tiêu cực của từng chính sách cụ thể. Từ đó, dự đoán tình
    hình lạm phát sắp tới và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ để
    kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: các chỉ số giá cả các mặt
    hàng, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô căn bản nhằm đánh giá thực trạng lạm phát và
    ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế nói chung; các chính sách tiền tệ của
    NHNN, chính sách tài khoá và các chính sách khác của Nhà nước có liên
    quan đến việc kiềm chế lạm phát hiện nay.
    1 : dự trữ mới tăng lên 2008 là 20.8 tỷ USD bằng 20 tuần nhập khẩu trong khi Trung Quốc 1.7 nghìn tỷ USD
    bằng 19 tháng xuất khẩu. (Nguồn : Bản thảo luận số 2 của Harvard Kenedy School và “ASEAN: contrasts
    with Viet Nam 13/06/2008 của UBS)

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Các số liệu tập trung nghiên cứu trong năm 2007 và năm 2008 do Tổng
    cục thống kê và NHNN, Bộ tài chính chính thức ban hành. Ngoài ra còn có
    các số liệu, công trình nghiên cứu và nhận xét về tình hình lạm phát và biến
    động nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam do các tổ chức quốc tế như IMF, WB và
    các tạp chí kinh tế nước ngoài đưa ra .Tình hình lạm phát và chính sách của
    các nước khác như: Cộng Hoà Liên Bang Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc
    cùng nằm trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp,
    thống kê, và phân tích các số liệu. Ngoài ra còn nghiên cứu và tham khảo lý
    luận về các vấn đề căn bản của nền kinh tế vĩ mô; từ đó kết hợp với thực tiễn
    để đưa ra nhận xét và lý giải đầy đủ hơn.
    6. Kết cấu của đề tài
    Công trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 phần
    chính như sau:
    Chương I: Tổng quan về lạm phát và chính sách tiền tệ
    Chương II: Tình hình lạm phát và tác động của các CSTT trong việc kiểm
    soát lạm phát trong thời gian qua
    Chương III: Các giải pháp hoàn thiện CSTT nhằm kiểm soát lạm phát giai
    đoạn từ nay đến 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...