Tiểu Luận Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Giới thiệu 3
    Mô hình lý thuyết . 6
    Mô hình thực nghiệm . 8
    Một số hàm ý chính sách . 18
    Kết luận . 19
    Tài liệu tham khảo . 20
    Các chú thích trong bài 21
    Danh mục hình
    Hình 1. Mối quan hệ giữa chi đầu tư cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 11
    Hình 2. Mối quan hệ giữa chi thường xuyên cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005
    .11
    Hình 3. Mối quan hệ giữa chi khác cấp tỉnh và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 . 12
    Hình 4. Mối quan hệ giữa chi đầu tư cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 12
    Hình 5. Mối quan hệ giữa chi thường xuyên cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-
    2005 .13
    Hình 6. Mối quan hệ giữa chi khác cấp huyện và tăng trưởng kinh tế năm 2004-2005 . 13
    Danh mục bảng
    Bảng 1. Các thống kê trung bình khi phân chia các địa phương theo các nhóm . 9
    Bảng 2. Kết quả hồi quy 16
    3
    Giới thiệu
    Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế là một thực tế, đồng thời mang tính nguyên
    lý đã được thừa nhận rộng rãi. Chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa để can thiệp vào
    nền kinh tế, dưới hình thức thu chi ngân sách Nhà nước. Keynes đánh giá cao hệ thống thuế
    khoá và công trái Nhà nước, nhờ chúng mà bổ sung thu nhập cho ngân sách. Các khoản chi
    của chính phủ cũng có tác dụng điều tiết nền kinh tế như các khoản thu. Theo Keynes, Nhà
    nước cần thực hiện các biện pháp tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng sản xuất. Nhà
    nước dùng ngân sách để tiến hành các đơn đặt hàng, trợ cấp về tài chính, đảm bảo lợi nhuận
    ổn định cho tư nhân. Đồng thời, nhà nước phải có chương trình đầu tư với quy mô lớn
    (Keynes, 1936). Một số nhà kinh tế học khác cũng ủng hộ cho việc chi tiêu chính phủ để
    cung cấp các hàng hoá dịch vụ công. Các hàng hoá dịch vụ này thường có hiệu quả vốn đầu
    tư thấp, vốn lớn thời gian thu hồi vốn dài, nhưng nó rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã
    hội. Các hàng hóa và dịch vụ công điển hình mà nhà nước có thể cung cấp bao gồm: đường
    giao thông, bệnh viện, trường học, hệ thống điện lưới quốc gia; và tạo thể chế kinh tế - xã
    hội: luật pháp, hệ thống thực thi pháp luật, chính sách, chương trình mục tiêu. Các hàng hoá
    này không thể cung cấp bởi tư nhân do vấn đề kẻ ăn không và người đại diện. Nhà nước thu
    thuế của tất cả mọi cá nhân và cung cấp hàng hoá dịch vụ công như một cách bồi hoàn gián
    tiếp về thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học vẫn đang tranh luận nhiều về quy mô chi tiêu
    ngân sách lớn hay quy mô chi tiêu ngân sách nhỏ thì tốt hơn cho sự phát triển kinh tế.
    Chi ngân sách được chia ra nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần lại có tác động
    khác nhau tới tăng trưởng kinh tế. Trong quyết toán chi ngân sách, các nước thường chia ra
    ba thành phần chính: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên; các khoản chi khác (chi trả nợ,
    chi khác). Chi đầu tư phát triển tạo thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế, có tác động dài
    hạn tới tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, chi đầu tư phát triển có đặc thù là có độ trễ về thời gian
    (việc thực hiện các hạng mục công trình của dự án cần thời gian dài), vốn đầu tư nằm khê
    đọng trong giai đoạn tiến hành dự án đầu tư. Có thể ảnh hưởng của đầu tư phát triển trong
    năm (giai đoạn đang xét) là tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên không thể kết luận
    ngay là phải cắt giảm thành phần này mà phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của quốc
    gia hay các chương trình của chính phủ. Chi thường xuyên là các khoản chi để duy trì hoạt
    động của bộ máy hành chính, hay các khoản chi xuất hiện hàng năm. Khoản chi thường
    xuyên đảm bảo cung cấp hàng hoá - dịch vụ về hành chính, pháp luật tạo môi trường vĩ mô
    cho hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cho các doanh nghiệp.
    Để thúc đẩy tăng trưởng, việc chi tiêu ở cấp chính quyền nào cũng là điều cần cân nhắc.
    Phân cấp tài khoá, chuyển sức mạnh của chính quyền cấp trên tới chính quyền cấp dưới, là một
    phần trong nhóm giải pháp cải cách khu vực công, tăng tính cạnh tranh của các chính quyền cấp
    dưới trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công và thoát khỏi tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm
    (Bahl & Linn, 1992 và Bird & Wallich, 1993). Thực tế ở các nền dân chủ, chính quyền địa
    phương do nhân dân địa phương bầu ra. Chính quyền này hiểu rõ những nhu cầu và nguyện vọng
    4
    của người dân, những đặc điểm của tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn mình quản lý. Những
    quyết định của chính quyền địa phương có thể phản ánh đúng nhu cầu của đông đảo nhân dân địa
    phương và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đó. Các quyết định trên có thể
    có tác động rất lớn tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương. Nên việc phân cấp chi tiêu về địa
    phương có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lớn hơn là để tập trung các khoản chi ở chính quyền
    cấp cao. Phân cấp chi ngân sách xuống cấp chính quyền địa phương khiến người dân quan tâm
    hơn tới những người đại diện cho họ. Những người đại diện có năng lực tốt thì các khoản chi mới
    thực sự đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Như vậy, trong công tác phân cấp tài
    chính cho các cấp chính quyền, hiệu quả phân phối các dịch vụ công cộng phụ thuộc vào hiệu
    quả và trách nhiệm của cơ quan hành chính (Geeta và cộng sự, 2004). Người dân sẽ thận trọng
    việc bầu chính quyền địa phương mình. Dẫn tới, các chính quyền địa phương yếu kém có thể
    được thay thế bằng chính quyền có năng lực tốt hơn. Như vậy, phân cấp chi ngân sách địa
    phương có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và về mặt chính trị - xã hội. Nó vừa giúp sử dụng có
    hiệu quả hơn nguồn lực hạn hẹp của ngân sách nhà nước, vừa xây dựng được ý thức dân chủ
    giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính và dần xây dựng được một chính quyền thật
    sự có năng lực. Tuy nhiên, các hàng hóa công cộng cũng như các khoản thu ngân sách có ảnh
    hưởng lớn ra ngoài phạm vi của địa phương đó thì nên để chính quyền trung ương đảm nhiệm.
    Và các nước có chế độ kém dân chủ và việc quản lý giám sát chính quyền địa phương kém, chính
    sách này có thể làm ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế. Vì các khoản chi tiêu của chính quyền
    địa phương sai mục đích hay kém hiệu quả do tham nhũng. Để phân cấp quản lý thật sự phát huy
    cao nhất những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế của các địa phương cần có thể chế
    quản lý ngân sách địa phương tốt và cơ cấu phân bổ hợp lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...