Luận Văn Tác động của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến
    năng suất doanh nghiệp và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Kết quả phân tích SEM (Structural
    Equation Modeling) trên mẫu khảo sát gồm 286 doanh nghiệp sản xuất ở thành phố Hồ Chí
    Minh cho thấy, các yếu tố quản lý (cam kết của quản lý cấp cao về năng suất, đào tạo nguồn
    nhân lực, tổ chức sản xuất, hướng đến khách hàng, mối quan hệ trong doanh nghiệp) giải
    thích được 55% sự biến đổi trong năng suất doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,
    cam kết của quản lý cấp cao về năng suất có tác động tích cực đến việc đào tạo nguồn nhân
    lực (.835) và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp (.714). Hơn nữa, kết quả cho thấy các yếu
    tố quản lý có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Cuối cùng, tác giả trình bày hàm ý nghiên
    cứu cho các nhà quản lý doanh nghiệp và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
    1. GIỚI THIỆU
    Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh,
    hòa nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, năng
    suất là yếu tố quyết định sự phát triển kinh
    tế của một quốc gia, một ngành và trong
    từng doanh nghiệp (Steenhuis & Bruijn,
    2006). Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu
    trước đã chứng minh thuyết phục về ảnh
    hưởng của các yếu tố quản lý đến năng
    suất doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa tìm
    thấy nghiên cứu nào nghiên cứu về tác
    động đồng thời của các yếu tố quản lý đến
    năng suất một cách đầy đủ và có hệ thống.
    Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực
    hiện nhằm: 1) Xác định các yếu tố quản lý
    ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp và
    mối quan hệ giữa các yếu tố này; 2) Xác
    định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
    quản lý đến năng suất doanh nghiệp.
    Để đạt được các mục tiêu trên, sau đây
    sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình
    nghiên cứu; kế đến mô tả về phương pháp
    nghiên cứu. Phần tiếp theo, trình bày kết
    quả kiểm định thang đo, mô hình lý thuyết
    và các giả thuyết với bộ dữ liệu thu thập
    được từ 286 doanh nghiệp sản xuất. Cuối
    cùng là thảo luận về kết quả và một số đề
    xuất cho nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...