Luận Văn Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 7
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 8
    1.1. Lý do chọn đề tài 8
    1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 11
    1.2.1. Ý nghĩa lý luận 11
    1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn . 11
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu . 12
    1.4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 12
    1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 12
    1.4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu . 13
    1.5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 16
    1.6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu . 16
    1.6.1. Câu hỏi nghiên cứu . 16
    1.6.2. Giả thuyết nghiên cứu . 17
    1.7. Các biến số 18
    1.7.1. Biến độc lập 18
    1.7.2. Biến phụ thuộc 18
    1.8. Khung lý thuyết 19
    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 23
    2.1. Giới thiệu chung . 23
    2.2. Khái niệm về đánh giá (evaluation) . 23
    2.3. Đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên . 24
    2.4. Sơ lược lịch sử hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng viên
    trên thế giới và tại Việt Nam 29
    2.5. Hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của
    giảng viên tại trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. 36
    2.6. Các yếu tố đặc điểm người học tác động đến kết quả đánh giá hoạt
    động giảng dạy của giảng viên . 38
    2.7. Tiểu kết . 47
    CHƯƠNG 3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO . 49
    3.1. Giới thiệu 49
    3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 49
    3.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo . 52
    3.4. Tiểu kết . 56
    4
    CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN
    CỦA NGƯỜI HỌC ĐẾN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN . 57
    4.1. Giới thiệu 57
    4.2. Tác động của yếu tố giới tính sinh viên . 57
    4.3. Tác động của yếu tố hệ đào tạo . 59
    4.4. Tác động của yếu tố điểm kết thúc môn học 61
    4.5. Tác động của yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát . 64
    4.6. Tác động của yếu tố năm học của sinh viên 67
    4.7. Tiểu kết . 69
    CHƯƠNG 5. SỰ BIẾN THIÊN CỦA KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN
    THEO CÁC YẾU TỐ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI HỌC 71
    5.1. Phân tích hồi quy tuyến tính bội 71
    5.2. Kết quả phân tích hồi qui 71
    5.3. Tiểu kết . 74
    CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
    6.1. Kết luận 76
    6.2. Hạn chế trong nghiên cứu . 77
    6.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo 77
    6.4. Khuyến nghị . 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    PHỤ LỤC . 86
    5
    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên Trang
    Bảng 1.1. Kết quả kiểm nghiệm Levene trước khi thực hiện phân
    tích phương sai nhiều yếu tố
    15
    Bảng 1.2. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu trước đây về các
    yếu tố đặc điểm người học tác động đến kết quả đánh
    giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
    21
    Bảng 2.1. Mô tả các nguồn sử dụng để đánh giá giảng viên 26
    Bảng 2.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tác động của đặc
    điểm cá nhân sinh viên đến kết quả đánh giá giảng
    viên
    44
    Bảng 3.1. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's 50
    Bảng 3.2. Tổng phương sai trích tích lũy của phương pháp phân
    tích nhân tố khám phá EFA
    51
    Bảng 3.3. Ma trận nhân tố 52
    Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
    Cronbach’s Alpha
    54
    Bảng 4.1. Kết quả kiểm định giả định phương sai của các nhóm
    đồng đều đối với yếu tố giới tính sinh viên
    58
    Bảng 4.2. So sánh điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh
    viên theo yếu tố giới tính
    59
    Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Levene - kiểm tra giả định đồng
    đều của phương sai các nhóm so sánh của hệ đào tạo
    của sinh viên
    60
    Bảng 4.4. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo hệ đào tạo của
    sinh viên
    60
    Bảng 4.5. Kết quả phân tích ANOVA của yếu tố hệ đào tạo 61
    Bảng 4.6. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo điểm môn học
    của sinh viên
    62
    Bảng 4.7. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của
    phương sai của các nhóm so sánh điểm môn học của
    sinh viên
    63
    Bảng 4.8. Kết quả phân tích ANOVA đối với điểm môn học của
    sinh viên
    63
    6
    STT Tên Trang
    Bảng 4.9. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung
    học kỳ của sinh viên
    65
    Bảng 4.10. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của
    phương sai các nhóm so sánh đối với yếu tố trung
    bình chung học kỳ của sinh viên
    65
    Bảng 4.11. Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố trung bình
    chung học kỳ của sinh viên
    66
    Bảng 4.12. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo năm học của
    sinh viên
    67
    Bảng 4.13. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của
    phương sai của các nhóm so sánh năm học của sinh
    viên
    68
    Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phi tham số (kiểm định Tamhane)
    đối với yếu tố năm học của sinh viên
    68
    Bảng 5.1. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy (Coefficients) 72
    Bảng 5.2. Kết quả phân tích ANOVA cho hồi quy bội 72
    Bảng 5.3. Model Summary 74
    7
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
    STT Tên Trang
    Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu 22
    Hình 2.1. Mô hình đánh giá và đưa ý kiến phản hồi mang tính
    xây dựng
    31
    8
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Đánh giá giảng viên là công tác đã và đang được đẩy mạnh ở các trường
    đại học trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam và Centra (1993) đã liệt kê ra
    nhiều nguồn thông tin có thể thu thập để đánh giá hoạt động giảng viên như:
    giảng viên (đồng nghiệp, cán bộ quản lý), sinh viên, giảng viên tự đánh giá,
    các nguồn đánh giá khác: kết quả thi của sinh viên, nhật kí hàng ngày [22].
    Tuy nhiên, trong các nguồn trên thì nguồn thông tin từ sinh viên là một trong
    những nguồn rất quan trọng và có giá trị và sinh viên được trang bị tốt để
    đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên vì sinh viên là đối tượng hưởng
    thụ chính từ hoạt động giảng dạy của giảng viên, là sản phẩm của hoạt động
    giảng dạy và được coi là khách hàng của các trường đại học [28, 36].
    Trên thế giới, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá chất lượng giảng
    dạy của giảng viên là một hoạt động đã xuất hiện từ khá sớm tại các nước có
    nền giáo dục phát triển với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Từ cuối
    những năm 1920, Đại học Purdue đi tiên phong trong hoạt động lấy ý kiến
    sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đến những năm 1960,
    hoạt động lấy ý kiến sinh viên đã được rất nhiều trường thực hiện, nhưng việc
    sử dụng kết quả là hoàn toàn tự nguyện. Những năm 1970 được coi là thời kỳ
    vàng của các nghiên cứu về hoạt động lấy ý kiến sinh viên đánh giá giảng
    viên [22, 37]. Tới nay, hoạt động lấy ý kiến sinh viên đã trở thành hoạt động
    thường xuyên và không thể thiếu của các trường đại học trên thế giới và các
    nghiên cứu về vấn đề này vẫn thu hút rất nhiều người tham gia.
    Tại Việt Nam, hoạt động lấy ý kiến sinh viên tuy mới chỉ xuất hiện từ
    những năm 2000 nhưng hiện đã trở thành hoạt động bắt buộc và đang được
    thực hiện thường xuyên tại các trường đại học. Ngoài việc yêu cầu các trường
    9
    thường xuyên thu thập ý kiến sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn yêu cầu
    các trường phải sử dụng kết quả này cho các mục đích cải thiện chất lượng
    đào tạo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần trong 2 mục đích cơ bản của hoạt
    động đánh giá của sinh viên do Rifkin đưa ra vào năm 1995, hai mục đích như
    sau:
    + Để tìm hiểu tình hình, hỗ trợ sự phát triển của giảng viên;
    + Dùng kết quả đánh giá của sinh viên cho mục đích đánh giá chung,
    góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, khen thưởng, [34]
    Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và thực tế cho thấy hoạt động lấy ý
    kiến sinh viên có tác động tích cực đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy
    của giảng viên, nhưng việc sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục
    đích như tuyển dụng, khen thưởng . thì đang còn gây tranh cãi.
    Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nhà quản lý trường đại học cần
    thận trọng khi sử dụng kết quả đánh giá giảng viên cho các mục đích quan
    trọng vì kết quả đánh giá giảng viên không chỉ phản ánh năng lực giảng dạy
    của thầy mà kết quả này còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố không mong
    muốn. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra các yếu tố không
    liên quan đến sự phát triển của sinh viên hay năng lực giảng viên nhưng tác
    động đến kết quả đánh giá của sinh viên như các yếu tố đặc điểm sinh viên,
    đặc điểm giảng viên, đặc điểm môn học . [10, 14, 22, 23, 31]. Những kết quả
    nghiên cứu này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong phần tổng quan tài liệu.
    Bên cạnh đó, lại có những kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả đánh giá
    hoạt động giảng dạy của giảng viên từ sinh viên là hợp lệ, đáng tin cậy và
    thường được sử dụng trong các trường đại học [24, 28, 36]. Tuy còn nhiều
    tranh cãi trong việc sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cho các mục đích
    như khen thưởng, nâng lương nhưng nhiều nhà quản lý tại các trường đại
    học vẫn tin dùng kết quả đánh giá giảng viên và họ còn sử dụng hoặc có dự
    10
    định sử dụng kết quả này để đưa ra những chính sách liên quan đến lương,
    thưởng cũng như sự thăng tiến của giảng viên trong nghề nghiệp.
    Tại trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
    kết quả đánh giá của sinh viên đã được sử dụng để khen thưởng giảng viên.
    Từ năm học 2009-2010, cuối mỗi năm học, những giảng viên nhận được kết
    quả đánh giá cao từ sinh viên sẽ nhận được giải thưởng “giảng viên của năm”.
    Những giảng viên đạt được giải thưởng này ngoài phần thưởng nhận được
    còn được tăng lương trong năm học tới.
    Trường Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh - trường đại
    học cung cấp dữ liệu khảo sát sinh viên trong nghiên cứu này, Ban Giám hiệu
    có dự định đưa ra chính sách sử dụng kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy
    của giảng viên từ sinh viên trong việc xét lương, thưởng cho giảng viên. Tuy
    nhiên, chính sách này đang gặp phải sự phản đối của nhiều giảng viên trong
    trường vì trong thực tế có thể xảy ra trường hợp cùng một giảng viên, nhưng
    khi dạy ở hai lớp khác nhau thì có thể nhận những kết quả đánh giá khác
    nhau. Những giảng viên may mắn được phân công vào đối tượng sinh viên
    phù hợp thì được đánh giá cao, trong khi những giảng viên kém may mắn hơn
    thì bị đánh giá thấp. Nếu giảng viên và nhà quản lý không hiểu được tại
    sao giảng viên bị đánh giá thấp (hoặc được đánh giá cao) thì sẽ không đưa
    ra được các quyết định tối ưu khi phân công giảng viên vào những lớp sinh
    viên phù hợp nhất với giảng viên đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...