Luận Văn Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng trung thành của khách hàng nghiên cứu trường

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THỊ TRƯỜNG ĐIỆN T




    Giới Thiệu Đề Tài


    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI CẢM ƠN

    DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỀ TÀI . i

    DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ĐỀ TÀI ii

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 1


    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

    1.3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

    1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 5

    1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 6

    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU . 7

    2.1 GIỚI THIỆU . 7

    2.2 THƯƠNG HIỆU VÀ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU 7

    2.2.1 Thương hiệu 7

    2.2.2 Thành phần của thương hiệu . 9

    2.2.3 Các nghiên cứu về tính cách thương hiệu 9

    2.2.4 Nghiên cứu về sự gắn kết xã hội và gắn kết thương hiệu . 10

    2.3 MÔ HÌNH VỀ ĐO LƯỜNG TÍNH CÁCH

    THƯƠNG HIỆU CỦA AAKER 12

    2.4 GIÁ TRỊ TỰ BIỂU HIỆN (Self-expression Value) . 13

    2.5 SỰ LÔI CUỐN CỦA TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU . 14

    2.6 LÒNG TRUNG THÀNH VỚI THƯƠNG HIỆU 15

    2.7 MÔ HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH THƯƠNG

    HIỆU ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG . 16

    2.8 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 16

    2.9 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 18

    CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 20

    3.1. GIỚI THIỆU . 20

    3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 20

    3.2.1 Nghiên cứu định tính 20

    3.2.2 Nghiên cứu định lượng 21

    a. Mẫu nghiên cứu . 21

    b. Phương pháp phân tích dữ liệu . 23

    3.3. CÁC THANG ĐO . 23

    3.3.1 Thang đo tính cách thương hiệu 23

    3.3.2 Thang đo mức độ lòng trung thành đối với thương hiệu 25

    3.4 TÓM TẮT 25

    CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT . 27

    4.1 GIỚI THIỆU 27

    4.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT 27

    4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG 28

    4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết . 29

    4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) . 30

    a. Thang đo các nhân tố tính cách thương hiệu 30

    b. Thang đo mức độ trung thành 33

    4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY . 34

    4.5 PHÂN TÍCH SỰ ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ

    CÁC NHÂN TỐ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU 35

    4.6 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ TRUNG THÀNH ĐỐI VỚI

    THƯƠNG HIỆU . 38

    4.7 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH

    ĐẾN CÁC NHÂN TỐ TÍNH CÁCH THƯƠNG HIỆU

    VÀ LÒNG TRUNG THÀNH 40

    4.7.1 Giới tính 40

    4.7.2 Độ tuổi 42

    4.7.3 Mức thu nhập trung bình . 43

    a. Kiểm định ANOVA với nhân tố giá trị tự thể hiện (SEV) . 43

    b. Kiểm định ANOVA với nhân tố gắn kết với thương hiệu (BDI) 45

    c. Kiểm định ANOVA với nhân tố sự lôi cuốn của

    tính cách thương hiệu (ABP) . 47

    d. Kiểm định ANOVA với nhân tố Lòng trung thành (LOY) . 49

    4.7.4 Cơ quan đang công tác 52

    4.8 TÓM TẮT 53

    CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 55

    5.1 GIỚI THIỆU 55

    5.2 Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 55

    5.3 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO DOANH NGHIỆP 56

    5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

    TIẾP THEO . 58

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

    MỤC LỤC PHỤ LỤC

    PHỤ LỤC . 1’- 19’

    CHƯƠNG 1

    TỔNG QUAN

    1.6 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Theo website Tin học tài chính Online (2008), đã có 1,114 tỷ chiếc điện

    thoại di động được bán ra trên toàn thế giới năm 2007, nhiều hơn năm 2006

    là 12,4%. Đây là năm mà Samsung đã qua mặt Motorola trở thành hãng sản

    xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới. Samsung đã có mức tăng trưởng gấp bốn

    lần so với tăng trung bình của thị trường, điều này đạt được nhờ vào các dòng

    điện thoại đời cao ở Mỹ và châu Âu. Còn Motorola thì bận rộn với việc tạo

    ra các model mới cho châu Âu và châu Á. Cuộc cạnh tranh ngôi vị thứ hai

    giữa Samsung và Motorola sẽ rất thú vị trong năm 2008 này. Cũng theo báo

    cáo giữa tuần của IDC, quý IV năm 2007, Nokia đã xuất xưởng số điện thoại

    lớn hơn cả ba hãng là Samsung, Motorola và Sony Ericsson gộp lại. Trung

    bình mỗi ngày Nokia đưa ra 1,5 triệu máy. Nhà sản xuất Phần Lan trên cho

    biết, nếu không khan hiếm nguyên vật liệu và linh kiện, con số đó có thể sẽ

    hơn.

    Theo thống kê của IDC, tổng kết quý IV năm 2007, Nokia chiếm 40% thị

    phần toàn cầu, tiếp đó là Samsung với 13,9%, Motorola với 12,2%, Sony

    Ericsson với 9,7% và vị trí thứ 5 dành cho LG với 7,1%.

    Điện thoại di động đang trở thành một trong những thiết bị công nghệ

    quan trọng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của con người, trong đó quan

    trọng nhất là nhu cầu về thông tin liên lạc.

    Với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh cùng với những nỗ lực hội

    nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang từng bước trở thành một thị trường hấp

    dẫn đối với các công ty nước ngoài. Cùng với hàng loạt sản phẩm công nghệ

    cao khác, điện thoại di động cũng được nhập khẩu và bán tại thị trường Việt

    Nam. Đến nay, điện thoại di động đã trở nên rất quen thuộc tại Việt Nam,

    thậm chí có nhiều người sử dụng nhiều điện thoại cùng lúc. Theo Website

    VCTV (2008), điện thoại di động khẳng định là sản phẩm công nghệ dẫn đầu

    tại Việt Nam năm 2007, chiếm 23% tổng giá trị thị trường các sản phẩm

    công nghệ tại Việt Nam. Với mức độ cạnh trạnh cao và tốc độ ra mắt sản

    phẩm mới liên tục, đa dạng, điện thoại di động vẫn được dự đoán là sản

    phẩm dẫn đầu trong thị trường các sản phẩm công nghệ dẫn đầu tại Việt

    Nam trong vài năm tới.

    Nếu như trước đây chỉ có 5 hãng chủ yếu và nổi bật nhất (chiếm

    khoảng 90% thị phần) là Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và

    Siemens cung cấp sản phẩm tại Việt Nam thì tính đến đầu năm 2008 đã có

    khoảng 30 thương hiệu khác nhau xuất hiện tại thị trường này. Tuy nhiên,

    đứng đầu vẫn là 3 thương hiệu Nokia, Samsung và Motorola trong khi các

    thương hiệu còn lại chiếm thị phần không đáng kể. Toàn bộ năm 2007 thị

    trường Việt Nam tiêu thụ khoảng hơn 5 triệu chiếc điện thoại di động (so với

    hơn 3,5 triệu chiếc của năm 2006), với giá trị khoảng gần 800 triệu USD

    (không tính hàng nhập lậu).

    Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn vì hiện nay mới chỉ có

    khoảng 30% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại di động, trong khi có một

    bộ phận khách hàng xem điện thoại di động như một món thời trang. Vì vậy,

    việc cạnh tranh gay gắt giữa các hãng đang diễn ra với nhiều phương thức

    Marketingautolinker.com autolinking image được sử dụng để giữ và chiếm thêm thị phần từ các đối thủ khác.


    Từ điều này, các hãng càng ngày càng chú ý đến yếu tố khách hàng

    để không ngừng đổi mới, đặc biệt là đổi mới về sản phẩm và hình ảnh để

    gần gũi và phù hợp hơn với khách hàng Việt Nam. Chắc chắn, các hãng điện

    thoại di động cũng phải tính đến các yếu tố về xây dựng thương hiệu, và một

    trong các yếu tố đó là tính cách thương hiệu.

    Nhiều khách hàng cho rằng: “tôi rất quan tâm đến thương hiệu khi

    chọn mua điện thoại di động”, “điện thoại di động có thể làm tôi nổi trội

    hơn”, “tôi sẵn sàng giới thiệu cho người khác về điện thoại di động mà mình

    đang sử dụng hoặc chia sẻ kinh nghiệm của mình”, “tôi cảm thấy bực mình

    hoặc bị xúc phạm khi có người khác phê bình, chê bai hoặc một bài viết/bài

    bình luận không tốt về thương hiệu điện thoại di động tôi đang sử dụng”1 .

    Nhiều công ty đang cố gắng để đạt được sự chú ý của các khách hàng

    mục tiêu bằng cách tạo ra một hình ảnh thương hiệu khác biệt cho sản phẩm

    của họ. Tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện những quảng cáo, slogan của

    các thương hiệu như : Samsung X600 “Nổi bật trong đêm”, Nokia 7200

    “Đam mê đầy quyến rũ”, Nokia 3200 “Sành điệu trong sự đơn giản”, Nokia

    3230 “Làm hết mình, chơi hết sức”, SYM Husky “Thanh tao dũng mãnh”,

    Ericsson T 29S “Sang trọng và tinh tế”, Sony Ericsson T290I “Đơn giản,

    1 Trên đây chỉ là một vài ý kiến của một số khách hàng trong khảo sát của tác giả

    thanh lịch” . Những nét đặc trưng của con người thuộc những loại này kết

    hợp với thương hiệu gọi là “brand personality” (tính cách thương hiệu).

    Việc khảo sát các nhân tố tính cách thương hiệu và tác động của chúng

    đến lòng trung thành của khách hàng là rất cần thiết, vì từ đó có thể đưa ra

    những cải tiến nhằm nâng cao lòng trung thành, khả năng chiếm lĩnh thị

    phần cao hơn của doanh nghiệp. Nhằm nghiên cứu và đưa ra các kết luận

    mang tính khoa học góp phần vào việc xây dựng thương hiệu và nâng cao

    lòng trung thành khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp, tác giả

    lựa chọn đề tài “Tác động của các nhân tố tính cách thương hiệu đến lòng

    trung thành của khách hàng: nghiên cứu trường hợp thị trường điện

    thoại di động Việt Nam”.

    1.7 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    - Xác định các nhân tố tính cách thương hiệu của những thương hiệu

    điện thoại di động tại thị trường Việt Nam.

    - Xác định mức độ tác động của những nhân tố tính cách thương hiệu

    đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động

    tại thị trường Việt Nam.

    - So sánh sự khác nhau của các nhân tố tính cách thương hiệu giữa

    những khách hàng có đặc điểm khác nhau (về độ tuổi, giới tính, mức thu

    nhập trung bình và cơ quan công tác).

    - Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách cho doanh

    nghiệp nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

    1.8 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Đối tượng khảo sát là các khách hàng đang sử dụng điện thoại di động

    tại Việt Nam, cỡ mẫu: 250 (Xem thêm chương 3).

    - Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính là: (1) nghiên

    cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản phỏng vấn; (2) nghiên cứu

    định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và

    kiểm định các mô hình.

    - Đề tài sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: các thống kê mô tả,

    phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha),

    t-test, ANOVA, hồi quy bội với phần mềm SPSS for Windows 11.5.

    1.9 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    - Đề tài cung cấp thông tin và những luận cứ khoa học để các nhà quản trị

    doanh nghiệp đề ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao mức độ trung thành

    của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động.

    - Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố tính cách thương hiệu và

    lòng trung thành của khách hàng, đồng thời chỉ ra cảm nhận về các nhân tố

    tính cách thương hiệu của các đối tượng khách hàng khác nhau (về giới tính,

    độ tuổi, mức thu nhập bình quân .) sẽ khác nhau với độ tin cậy 95%, từ đó

    có thể đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp đối với các phân khúc thị trường

    khác nhau.

    - Đề tài này góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản trị

    Marketingautolinker.com autolinking image; lần đầu tiên áp dụng và kiểm định thang đo tính cách thương hiệu

    tại Việt Nam mở đường cho các nghiên cứu khác cụ thể hơn, phạm vi rộng

    hơn.

    - Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xây dựng

    những công cụ đo lường các nhân tố tính cách thương hiệu.

    1.10 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

    Kết cấu báo cáo nghiên cứu gồm có 5 chương:

    Chương 1. Tổng quan

    Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

    Chương 3. Thiết kế nghiên cứu

    Chương 4. Phân tích kết quả khảo sát

    Chương 5. Ý nghĩa và kết luận
     
Đang tải...