Luận Văn Tác động của các biến vĩ mô lãi suất, tỷ giá, lạm phát và giá vàng đến Việt Nam – INDEX

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
    LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

    Năm 2012
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU 1
    2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
    5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 5
    6. TÓM TẮT 5
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
    1. CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU VIỆT NAM VN-INDEX GIAI ĐOẠN 2006-2010 7
    1.1. Khái niệm và công thức tính chỉ số giá cổ phiếu VN-INDEX 7
    1.2. Diễn biến của chỉ số VN-INDEX giai đoạn 2006-2010. 8
    2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN VĨ MÔ (LÃI SUẤT, LẠM PHÁT, TỶ GIÁ ĐẾN VN-INDEX) 11
    2.1. Tác động của lãi suất đến VN-INDEX 12
    2.3. Tác động của tỷ giá đến VN-INDEX 15
    2.4. Tác động của giá vàng đến VN-INDEX 16
    3. KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 19
    4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 22
    5. TÓM TẮT 22
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24
    1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu 24
    1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 25
    1.2.1. Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề xuất 25
    1.2.2. Mô hình toán nghiến cứu đề xuất 25
    2. ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Cơ sở ước lượng mô hình nghiên cứu – mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) 26
    2.2. Ước lượng mô hình nghiên cứu theo phương pháp ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số ecm (error correction model) 28
    2.2.1. Kiểm tra tính dừng và bậc tích hợp (Unit Root Test) 28
    2.2.1.1. Tính dừng (Stationary) 28
    2.2.1.2. Bậc tích hợp (the order of integration) 29
    2.2.1.3. Phương pháp kiểm tra tính dừng và bậc tích hợp (Unit Root Test) 29
    2.2.2. Kiểm tra đồng tích hợp (Testing for co-integration) 31
    2.2.2.1. Đồng tích hợp (Co- integration) 31
    2.2.2.2. Phương pháp kiểm tra đồng tích hợp (Testing for co-integration) 31
    2.2.2.3. Kiểm tra đồng tích hợp 32
    2.2.2.4. Phương pháp ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) 33
    3. MÔ TẢ VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN 34
    3.1. LNVNINDEX (Stock prices index) chỉ số giá cổ phiếu (logarit tự nhiên) 35
    3.2. LNINT (Interest rate) : lãi suất (logarit tự nhiên) 35
    3.3. LNINFT (Inflaiton) : lạm phát (logarit tự nhiên) 35
    3.4. LNEXC (Exchange rate of USD) : tỷ giá dola Mỹ (logarit tự nhiên) 35
    3.5. LNGIAVANG : Giá vàng trong nước (logarit tự nhiên). 36
    4. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 36
    5. TÓM TẮT 37
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 38
    2. KẾT QUẢ KIỂM TRA TÍNH DỪNG VÀ BẬC TÍCH HỢP 40
    3. PHÂN TÍCH ĐỒNG TÍCH HỢP 41
    4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH QUAN HỆ TRONG DÀI HẠN GIỮA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU (LONG- RUN RELATIONSHIP) 43
    5. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ TRONG NGẮN HẠN GIỮA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU (SHORT- RUN RELATIONSHIP) 45
    6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
    7. SO SÁNH VỚI CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ TRƯỚC 49
    8. TÓM TẮT 51
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
    1. KẾT LUẬN 52
    2. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 53
    3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 55
    4. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO i
    PHỤ LỤC a

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
    Trong nền kinh tế hiện đại thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng bởi vì :
    Một là, Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cho nền kinh tế.
    Hai là, thị trường chứng khoán cung cấp môi trường đầu tư cho các tổ chức, cá nhân.
    Ba là, thị trường chứng khoán là thước đo đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế.
    Theo Sachdeva (1994) phát biểu “ Sự thật rằng tầm quan trọng của thị trường chứng khoán được phản ánh trong mọi thể chế chính trị dù là kinh tế tư bản hay kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngay cả liên bang Xô Viết (USSR) cũng thừa nhận vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển nền kinh tế quốc gia”.
    Vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán thật sự có ý nghĩa đối với nền kinh tế khi thị trường chứng khoán có mối quan hệ “ nhân quả” với các yếu tố kinh tế vĩ mô.
    Thị trường chứng khoán chuyển giao vốn dài hạn từ người có vốn đến người cần vốn.
    Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng .
    Theo nhận định của Maysami, Hamzah (2004) trong lý thuyết về thị trường hiệu quả : Thị trường chứng khoán (thể hiện qua giá chứng khoán), điều chỉnh rất nhanh theo những thông tin tin cậy vì vậy thị trường chứng khoán sẽ phản ánh tất cả mọi thông tin về chứng khoán.
    Lý thuyết thị trường hiệu quả nhấn mạnh : Giá chứng khoán nên chứa đựng tất cả thông tin có liên quan đến chính sách thị trường và những nhà môi giới chứng khoán trong những ngành nghề tương ứng, trong chừng mực nào đó mối quan hệ giữa giá chứng khoán và các chính sách vĩ mô nên được sử dụng trong việc tạo nên chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia .
    Mục tiêu khám phá ra mối quan hệ giữa các biến vĩ mô đến giá chứng khoán đã được rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đề cập, cụ thể là:
    Một là, công trình nghiên cứu của Udegbunam and Eriki (2001) đã nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Nigeria cho kết quả (lạm phát có quan hệ nghịch với hành vi giá cổ phiếu trên thị trường).
    Hai là, công trình nghiên cứu của Al-Qenae, Li and Wearing (2002) trong nhiên cứu của họ về ảnh hưởng của thu nhập cổ phiếu (yếu tố kinh tế vi mô), lạm phát và lãi suất (yếu tố kinh tế vĩ mô) lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Kuwait, đã khám ra rằng yếu tố vĩ mô nêu trên có ảnh hưởng lên giá cổ phiếu một cách phủ định.
    Ba là, công trình nghiên cứu của Docking and Koch (2005) khám phá được mối quan hệ trực tiếp giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu.
    Bốn là, công trình nghiên cứu của Smith (2002) cho thấy có mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số chứng khoán của Nhật Bản, các nước Châu Âu trong thời gian từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 10 năm 2001. Tuy nhiên mối quan hệ xảy ra rất yếu và trong ngắn hạn
    Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác nữa nhưng do (điều kiện, khả năng, thời gian) hạn chế nên tác giả chưa thể tiếp cận để tham khảo thêm. Tuy nhiên với bốn công trình nghiên cứu nêu trên chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu đạt được ở các quốc gia khác nhau thường không tương đồng vì nền kinh tế và thị trường chứng khoán ở mỗi quốc gia đều có đặc thù và mức độ phát triển riêng biệt.
    Cũng giống các quốc gia khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ít nhiều cũng chịu sự tác động của các biến vĩ mô, tuy nhiên do đặc thù là thị trường còn non trẻ và nền kinh tế Việt Nam có những nét đặc trưng riêng nên mức độ ảnh hưởng của các biến vĩ mô đến giá chứng khoán rất khác so với kết quả của các nước trên thế giới, trong khu vực. Chính vì lý đó, đề tài “ Tác động của các biến vĩ mô: Lãi suất, lạm phát , tỷ giá và giá vàng đến VN-INDEX” đã được chọn để nhiên cứu. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho những ai quan tâm đến đề tài có những nhận định sâu sắc về các biến vĩ mô tác động đến VN-INDEX, để từ đó có những quyết định hợp lý hơn trong công việc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...