Thạc Sĩ Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (ngh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hộp
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6
    1.1.1. Các công trình ngoài nước nghiên cứu về đảm bảo chất
    lượng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên . 6
    1.1.2. Các công trình trong nước nghiên cứu về đảm bảo chất
    lượng giáo dục và hoạt động giảng dạy của giảng viên . 8
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 13
    1.2.1.Đảm bảo chất lượng . 13
    1.2.1.1. Khái niệm về đảm bảo chất lượng 13
    1.2.1.2. Vai trò của đảm bảo chất lượng giáo dục . 14
    1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Việt Nam 15
    1.2.2. Các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục . 16
    1.2.3. Phương pháp giảng dạy 17
    1.2.3.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống . 18
    1.2.3.2. Phương pháp giảng dạy tích cực 19
    1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp đảm bảo chất
    lượng giáo dục và phương pháp giảng dạy . 23
    1.3.1. Các biện pháp đảm bảo chất lượng đã và đang thực hiện 23
    1.3.1.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT 24
    1.3.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng của tại các
    trường Đại học 26
    1.3.1.3. Biện pháp đảm bảo chất lượng tại trường
    Đại học Sài Gòn 28
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy . 30

    Chương 2. VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT
    LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA
    GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

    2.1. Thực trạng triển khai việc thực hiện các biện pháp đảm bảo
    chất lượng giáo dục và nhận biết của giảng viên về các biện
    pháp tại trường Đại học Sài Gòn . 32
    2.1.1. Công bố chương trình đào tạo . 33
    2.1.2. Công bố đề cương chi tiết từng môn học . 34
    2.1.3. Thực hiện công tác tự đánh giá . 35
    2.1.4. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy 37
    2.1.5. Chuyển đổi phương thức đào tạo . 38
    2.1.6. Thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục 40
    2.2. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên trường
    Đại học Sài Gòn trước năm học: 2008 – 2009 và hiện nay
    (năm học: 2009 – 2010) 41
    2.2.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống 44
    2.2.1.1. Phương pháp Thầy đọc – Trò ghi 44
    2.2.1.2. Phương pháp Thầy giảng – Trò tự ghi 46
    2.2.1.3. Phương pháp Thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết . 47
    2.2.1.4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để giảng dạy . 48
    2.2.1.5. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan . 50
    2.2.2. Phương pháp giảng dạy tích cực 51
    2.2.2.1. Phương pháp nêu vấn đề 52
    2.2.2.2. Phương pháp Seminar 54
    2.2.2.3. Phương pháp làm đồ án môn học . 57
    2.2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm . 58
    2.2.2.5. Phương pháp tranh luận . 59

    Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
    CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
    CỦA GIẢNG VIÊN

    3.1. Tác động của biện pháp công bố chương trình đào tạo . 63
    3.2. Tác động của biện pháp mỗi môn học phải có đề cương chi tiết . 65
    3.3. Tác động của biện pháp tự đánh giá hằng năm . 66
    3.4. Tác động của biện pháp lấy ý kiến phản hồi của người học 68
    3.5. Tác động của biện pháp chuyển đổi phương thức đào tạo sang
    học chế tín chỉ 71
    3.6. Tác động của biện pháp thành lập Phòng Khảo thí và Kiểm
    định chất lượng giáo dục 72
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    PHỤ LỤC . 86

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tà
    i
    Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn được quan
    tâm hàng đầu, nhất là chất lượng giáo dục đại học (GDĐH). Để từng bước
    phát triển GDĐH theo chuẩn quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
    Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 về việc ban
    hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
    Trong thời gian qua, một số trường đã tiến hành xây dựng hệ thống chất
    lượng đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐBCLGD) và trong năm 2009 theo chủ
    trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) 100% trường đại học, cao
    đẳng trong cả nước phải thực hiện công tác tự đánh giá.”.
    GDĐH được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển
    nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện.
    GDĐH không đơn thuần là hướng tới cung cấp 1 đội ngũ nhân lực có trình độ
    cao phục vụ phát triển của xã hội mà còn là công cụ quan trọng tạo ra giá trị
    gia tăng ngày càng cao cho xã hội. GDĐH theo xu thế toàn cầu hóa của thời
    đại mới đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu và toàn diện các mặt hoạt động của các
    trường đại học.
    Tuy nhiên, ngày nay GDĐH của Việt Nam, cũng như của nhiều nước
    khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu
    hoá kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong hoàn cảnh
    đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên
    gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp đại học phải có những
    phẩm chất và kiến thức nhất định, mới có khả năng cạnh tranh thành công
    trên thị trường lao động ngày càng sôi động. Những xu thế này dẫn đến sự
    cần thiết phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH ở các nước
    trong khu vực sao cho GDĐH có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa
    nhận lẫn nhau. Điều này đòi hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải
    phấn đấu đạt được những chuẩn mực chung về chất lượng GDĐH.
    Giáo dục Việt Nam qua nhiều cuộc cải tổ giáo dục sâu rộng, toàn diện
    và tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của nhà nước, người dân, kết quả
    thu được gì? Chúng ta cứ loay hoay mãi trong vấn đề nâng cao chất lượng
    giáo dục bằng cách cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất,
    đãi ngộ giảng viên tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, xã hội hóa giáo
    dục nhưng vẫn không tìm thấy lối thoát. Việc thực hiện cải cách giáo dục
    đòi hỏi phải có thời gian dài tuy nhiên việc đánh giá thực hiện các biện pháp
    ĐBCLGD là điều không thể thiếu được.
    Chất lượng giáo dục đã trở thành một đề tài nóng bỏng đối với nhiều
    cá nhân và các tổ chức có liên quan. Đảm bảo chất lượng nhanh chóng được
    triển khai nhằm phục vụ yêu cầu của thời đại mới. Hiện nay có nhiều khảo sát,
    bài báo, sách và các học giả nghiên cứu các biện pháp ĐBCLGD tại Việt Nam
    và yêu cầu bức thiết thay đổi nhanh chóng cách đào tạo và đổi mới phương
    pháp giảng dạy (PPGD).
    Các trường đại học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng đã
    tiến hành các biện pháp ĐBCLGD. Trường Đại học Sài Gòn được thành lập
    trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm và được mang tên Trường
    Đại học Sài Gòn từ năm 2007. Trong những năm đầu thành lập trường tiến
    hành biện pháp ĐBCLGD nhờ bộ phận Thanh tra của Trường biện pháp chủ
    yếu là kiểm soát chất lượng. Sau đó Trường thành lập bộ phận chuyên trách
    Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) chuyên
    theo dõi các công tác đảm bảo chất lượng cho Nhà trường. Hiện nay, theo
    quy định của Bộ GD&ĐT các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo
    theo học chế tín chỉ, đây là hình thức đào tạo còn mới mẻ đối với một số
    Trường đại học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng, đặc biệt việc
    đổi mới PPGD theo yêu cầu của học chế tín chỉ “ Lấy người học là trung
    tâm” là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có những câu hỏi liên quan đến tính
    hiệu quả của các biện pháp đảm bảo chất lượng đến PPGD của giảng viên
    chưa có lời giải đáp và nhất là đang trong giai đoạn áp dụng đào tạo theo học
    chế tín chỉ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tác
    động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng
    dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn)
    ”.
    Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ thấy được hiệu quả của các biện pháp
    ĐBCLGD tác động như thế nào đối với PPGD của giảng viên tại trường Đại
    học Sài Gòn. Trên cơ sở đó người giảng viên sẽ lựa chọn phương pháp phù
    hợp trong quá trình giảng dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...