Tiến Sĩ Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    DANH MỤC CÁC BẢNG iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    MỞ ĐẦU . 1


    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    10
    1.1. Tổng quan lý luận về tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ tăng dân số
    - tăng trưởng kinh tế . 10
    1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và sự ảnh hưởng của yếu tố dân số 10
    1.1.2. Biến đổi dân số và mối quan hệ tăng dân số - tăng trưởng kinh tế . 14
    1.2. Cơ sở lý thuyết về biến đổi cơ cấu tuổi dân số và tác động của biến
    đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế 19
    1.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số
    đến tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới . 25
    1.3.1. Dân số và tăng trưởng kinh tế trên thế giới . 25
    1.3.2. Các nghiên cứu về tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế 30
    1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng xử với tác động của biến đổi
    dân số đến tăng trưởng kinh tế 44
    1.5. Bài học cho Việt Nam 51

    CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI
    VÀ THÁCH THỨC CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    58
    2.1. Khái quát về tình hình dân số Việt Nam . 58
    2.2. Chính sách dân số của Việt Nam . 61
    2.3. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số Việt Nam . 64
    2.3.1. Biến đổi cơ cấu tuổi dân số Việt Nam giai đoạn 1979-2009 64
    2.3.2. Xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2049 70
    2.4. Phân tích cơ hội và thách thức từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho
    tăng trưởng kinh tế Việt Nam 74

    2.4.1. Từ thực trạng và xu hướng giảm dần của dân số trẻ em . 74
    2.4.2. Từ sự gia tăng mạnh mẽ của dân số trong tuổi lao động 79
    2.4.3. Từ sự gia tăng của dân số cao tuổi 88

    CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU TUỔI DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 92
    3.1. Ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng
    kinh tế dựa trên mô hình tăng trưởng Tân cổ điển . 92
    3.2. Xác định nhóm tuổi dân số có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và
    ước lượng “lợi tức dân số” bằng phương pháp NTA 97
    3.3. Đóng góp của biến đổi cơ cấu tuổi dân số và năng suất lao động cho
    tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người . 105
    3.4. Khuyến nghị chính sách . 109
    KẾT LUẬN . 121

    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 124
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
    PHỤ LỤC 134

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án


    Tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu ở các quốc gia. Cả lý thuyết và thực tế nghiên cứu đều cho thấy dân số là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế và có tầm quan trọng hàng đầu đối với chính trị - xã hội của mỗi nước.
    Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số. Khi đất nước còn chưa thống nhất, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã thông qua Quyết định số 216 ngày 26-12-1961, hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, định hướng nâng cao chất lượng dân số. Năm 1993, Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW của Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII khẳng định “Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội” (BCH TW ĐCSVN, 1993, tr1). Hành động cụ thể sau Nghị quyết này là việc xây dựng và triển khai mạnh mẽ “Chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm
    2000” của Chính phủ, tiếp sau đó là “Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 –2010” và mới đây nhất là “Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Cả hệ thống chính trị, xã hội đã vào cuộc với các chương trình này. Cho đến nay, công tác dân số đạt nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị và xã hội.
    Toàn xã hội đã ý thức hơn và đánh giá đúng hơn về vấn đề dân số trong mối quan hệ dân số - kinh tế và phát triển nên những thành tựu từ việc thực hiện các chương trình dân số-kế hoạch hoá gia đình ngày càng rõ nét. Cũng vì lý do này mà
    các nghiên cứu và tranh luận khoa học về mối quan hệ dân số và phát triển ở nước ta ngày càng phong phú hơn, mang tính thời sự hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây khi Việt Nam trải nghiệm những biến động mạnh mẽ về quy mô và cơ cấu tuổi dân số. Vận hội và thách thức cùng xuất hiện đan xen nhau trong quá trình biến đổi dân số này.
    “Quá độ dân số” ở Việt Nam đang đang diễn ra theo ba đặc trưng rõ nét, đó là (i) dân số trẻ em giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dân số; (ii) dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dân số; và (iii) dân số cao tuổi dần tăng lên. Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam đang biến đổi nhanh chóng, trong đó “cơ cấu dân số vàng” (hay còn gọi là “cơ hội dân số”) xuất hiện cùng với những dấu hiệu của già hóa dân số. Vì thế, việc nghiên cứu sâu những kinh nghiệm quốc tế trong việc tận dụng “cơ hội dân số”, giải quyết các thách thức từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số và lượng hóa tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là cần thiết. Từ đó cho việc cung cấp những bằng chứng khoa học thuyết phục, từ đó đề xuất, khuyến nghị các chính sách dân số phù hợp với định hướng phát triển của đất nước.
    Trên thế giới, nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội dân số để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một số nước đã vươn lên trở thành các nước có mức thu nhập cao (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore) khi họ tạo ra được sự cộng hưởng từ các yếu tố về khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư cùng với việc tận dụng được những cơ hội có được từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, các quốc gia này cũng giải quyết thỏa đáng và hiệu quả những thách thức vốn có của cơ hội này như giáo dục và y tế cho trẻ em, việc làm cho thanh niên và an sinh xã hội cho người cao tuổi.
    Tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới được nghiên cứu từ rất sớm và nổi bật lên từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II cho đến nay với hàng loạt công trình được công bố với những kết luận quan trọng. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc, ở Châu Âu và Đông Á và Đông Nam Á, dân số bùng nổ do tỷ suất sinh tăng nhanh và tỷ suất chết giảm mạnh. Trước bối cảnh đó, Chính phủ các nước đã nỗ lực kiểm soát dân số, giảm tỷ lệ sinh, duy trì mức sinh phù hợp nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số. Hệ quả của các chính sách dân số này là quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số theo tuổi diễn ra nhanh chóng theo hướng giảm tỷ trọng dân số trẻ em và tăng tỷ trọng dân số tuổi lao động. Thời kỳ này ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội về kinh tế của các nước có cơ cấu dân số mà tỷ số phụ thuộc dân số thấp hơn 50, tức là thời kỳ mà cứ hơn 2 người trong độ tuổi lao động mới ‘gánh’ 1 người ngoài độ tuổi lao động - thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Nhiều nghiên cứu về tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế được thực hiện và hầu hết các kết quả đều nhận định “cơ cấu dân số vàng” có góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, nghiên cứu của Prskawetz và Lindh (2007) [51], Kelley và Schmidt (2005) [66] cho thấy biến đổi dân số đóng góp 24% tăng trưởng kinh tế Châu Âu thời kỳ 1965-1990. Tương tự, cũng trong giai đoạn đó, đóng góp của biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc và Nhật Bản là khoảng 30%, ở Đài Loan là 38% . Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định, cơ hội dân số không tự động đem lại tác động tích cực cho tăng trưởng kinh tế mà chỉ có thể hiện thực hóa cơ hội này nhờ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...