Đồ Án Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế vĩ mô)
    Thực hiện: 2012
    Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Minh Tiệp
    Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công 2. TS. Giang Thanh Long

    Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận

    Trong quan hệ dân số - kinh tế, luận án chỉ rõ việc nghiên cứu cơ cấu tuổi dân số mới là nhân tố quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi việc phân tích tập trung chủ yếu vào quy mô dân số.
    Nghiên cứu biến đổi dân số trong mối quan hệ dân số - kinh tế trong bối cảnh của Việt Nam, luận án đã xây dựng mô hình ước lượng tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cung cấp một căn cứ tham khảo cho những nghiên cứu về sau.
    Đây là một trong những số ít nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nhằm lượng hoá tác động của cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế. Phương pháp ước lượng Tài khoản chuyển giao quốc dân (NTA) là phương pháp mới được áp dụng một số nước trên thế giới từ năm 2004 và luận án này là một áp dụng sớm nhất tại Việt Nam.
    Trên cơ sở phân tích chính sách dân số ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách đối với xu hướng biến đổi cơ cấu tuổi dân số và vai trò quyết định của chính sách đối với việc thu lợi từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng kinh tế.
    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước và kết quả ước lượng cho Việt Nam, luận án chứng minh biến đổi cơ cấu tuổi dân số, thay vì quy mô dân số, thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án còn chỉ rõ giai đoạn nào biến đổi cơ cấu tuổi dân số ở Việt Nam tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (thúc đẩy/kìm hãm tăng thu nhập bình quân đầu người) để từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách phù hợp.
    Nghiên cứu cũng chỉ rõ quan niệm ‘dân số vàng’ dưới góc độ nhân khẩu học rất khác biệt với quan niệm ‘dân số vàng’ dưới góc độ kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế cần tập trung đến góc độ kinh tế mà ở đó việc ước lượng, dự báo ‘dân số không hoạt động kinh tế’ và ‘dân số hoạt động kinh tế’ quan trọng hơn là việc ước lượng, dự báo quy mô dân số theo lát cắt tuổi (bằng phân biệt trẻ em, người trong tuổi lao động và người cao tuổi).
    Kết quả phân tích định lượng cũng cho biết mức đóng góp cụ thể của biến đổi cơ cấu tuổi dân số cho tăng trưởng GDP bình quân đầu người; Chỉ rõ năng suất phải tăng lên bao nhiêu để có thể duy trì mức tăng trưởng như hiện tại; Thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào năng suất lao động (khi không còn thu được “lợi tức dân số” do biến đổi cơ cấu tuổi dân số).
    Không chỉ đơn thuần tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế, luận án còn đề xuất và gợi mở việc nghiên cứu chính sách dân số - kinh tế có tính toàn diện hơn như lồng ghép chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, nghiên cứu về tác động của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế. Đây là hướng nghiên cứu cung cấp một đầu ra khác rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách trong thời gian tới khi dân số ngày càng già nhanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...