Tiến Sĩ Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế vĩ mô)
    Mã số: 62310301
    Nghiên cứu sinh: Hoàng Thủy Yến
    Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công 2. PGS.TS. Lê Quốc Hội

    Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:

    1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế: cả bất bình đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đây là bước tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong khi các nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

    2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định các chiến lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như những nghiên cứu sâu về chủ đề này.

    3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và tầm nhìn dài hơi khi xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Một chiến lược phát triển bền vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, đặc biệt không thể cào bằng thu nhập. Điều quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.

    2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế luận án đã chỉ rõ: Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng vẫn bộc lộ một số bất cập như tăng trưởng nhanh, nhưng chưa bền vững và sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.

    3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.

    4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37.

    5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi với thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì người nghèo; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế; Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội; Cần có những chính sách di dân thích hợp; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo
     
Đang tải...