Tiểu Luận Tác động biến đổi khí hậu với ngành thủy sản đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tác động biến đổi khí hậu với ngành thủy sản đồng bằng sông cửu long



    TRÍCH DẪN​

    Thực hiện: 11/2010


    Khái quát chung:

    Trong cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay thì ngành thủy sản đã và đang nắm giữ một vị trí quan trọng, ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để pháp triển thành một kinh tế mũi nhọn của đấtnước. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) rất giàu tiềm năng cho pháp triển ngành thủy sản (TS). Nằm ở hạ nguồn hệ thống sông nước lợ, nước ngọt, nước mặn và khai thác biển.

    Khi thị trường thủy sản thế giới và trong nước phát triển sôi động, mạnh mẽ thì ngành TS ở ĐBSCL đã góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của ngành thủy sản của vùng đạt 2,55 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( 4,25 tỉ USD) chiếm trên 50%. Kết quả này góp phần to lớn vào sự thành công của ngành thủy sản cả nước khi sản phẩm của nước ta đã có mặt trên khoảng 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng châu thổ của hệ thống sông Mê Kong, lại có sự giao thoa giữa các môi trường sinh thái ( mặn- lợ- ngọt) tạo nên một vùng sinh thái đặc thù, hiếm có, rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất thủy sản tập trung so với các vùng trong cả nước.

    Phát huy lợi thế:

    Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 750km bờ biển( chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc) với 22 cửa sông, cửa lạch và hơn 800.000 ha bãi triều trong đó 70%-80% là bãi triều cao ( tiềm năng về nuôi thủy sản biển). Ở ĐBSCL ưu thế là nuôi nước lợ ( nuôi tôm) và nuôi nước ngọt ( nuôi cá tra và cá basa).

    Ngoài ra vùng còn là 1 môi trường tốt để nuôi trồng các loài nhuyễn thể, các loài thủy sản khác như: cá lóc, cá rô, cá da trơn, lươn,

    Theo tính toán của bộ NN&PTNT, tổng diện tích có khả năng nuôi trồng của vùng là hơn 1,2 triệu ha, chiếm gần 60%
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...