Tài liệu Tả Quân Lê Văn Duyệt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tả Quân Lê Văn Duyệt

    Một người có số phận khá kỳ lạ :
    Tả Quân Lê Văn Duyệt
    Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông

    Tiểu Sử :
    Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định là cả một vùng rộng lớn . Năm 1832 sau khi Tả Quân Lê Văn Duyệt(LVD) từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn này thành sáu tỉnh. (tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ lúc đó, xem chú thích )
    LVD sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt , nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang . Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống . Sau khi ông Hiếu qua đời , cha LVD là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.
    Ông sinh ra đã mang tật kín bẫm sinh (ái nam ái nữ) . Thuở nhỏ ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, nhất là việc nuôi gà , đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc .( Sau này , ông còn là người rất sành thú xem hát bội và thường tự tay cầm chầu). Tương truyền ông khỏe mạnh, thông minh, giỏi võ thuật, tuy không học nhiều , nhưng biết nhiều tuồng tích Tàu .Vì thế , ông luôn ước ao trở thành hào kiệt như trong truyện xưa miêu tả ; mới 15 tuổi , LVD đã nói “sinh ở đời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu.”
    Năm LVD lên 17 tuổi , một cơ may đến với ông là , đêm hôm đó chúa Nguyễn bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp . Nhưng khi đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. LVD xuất hiện đúng lúc , cứu NPA thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông được NPA tuyển dụng làm thái giám .
    Ít lâu sau LVD được phong làm Cai Cơ trông coi nội binh.Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, LVD cùng với NPA đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống PhướcLương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to . Tháng 4 NPA đem thủy quân ra Đà Nẵng . Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5, NPA đem binh vào thành Phú Xuân.
    Tháng 5 năm 1802 chúa Nguyễn lên ngôi , chọn đế hiệu : Gia Long .Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc .
    Nhiều công lao lớn nên LVD được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy( nhập triều bất bái ) và được đặc quyền chém trước tâu sau ( tiền trảm hậu tấu ) nơi biên thùy , nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng (MM) và đã giết Huỳnh Công Lý, cha một quí phi của vua này , vì tội tham nhũng.
    Và ,ông còn là người đã từng khuyên vua Gia Long chọn con của Đông Cung Cảnh để nối ngôi , thay vì hoàng tử Đảm (là vua MM sau này). Tuy vua không nghe nhưng ông vẫn phò tá vua MM cho đến hết cuộc đời , mặc dù lòng không kính phục ông vua này.Ngược lại , MM cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến .Năm 1823 ông được MM ân thưởng ngọc đái với lời dụ: “Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này , nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy.”

    Tả Quân LVD làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ: từ 1813 đến 1816. Năm 1813 ông lãnh chức Tổng Trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên. Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất , LVD làm tổng trấn ở Gia Định thành . Tả quân lúc bấy giờ rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là ông Lớn Thượng. Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của LVD , gọi ông là Cọp Gấm Đồng Nai, một trong ngũ hổ tướng (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Trương Tấn Bửu).
    LVD đã thành lập hai cơ quan từ thiện là Anh hài để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và Giáo dưỡng để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương , nghề nghiệp. Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do ông cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong, thành cao , rộng nên khi Lê Văn Khôi, con nuôi của ông , khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được. Tả quân lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi. Miếu mộ của ông được xây cất tại Bình Hòa Xã (Gia Định), nơi người dân Đồng Nai kính cẩn gọi là “Lăng Ông” hay đền thờ Đức Thượng Công, còn các tộc người Hoa tôn xưng đền là “Phò Mã Da Da Miếu.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...