Chuyên Đề SWOT – công cụ quan trọng trong hoạch định chiến lược

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SWOT
    I. Khung lý thuyết
    Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược. Các yếu tố, hoàn cảnh bên trong của một doanh nghiệp thường được coi là các điểm mạnh (S – Strengths) hay điểm yếu (W – Weaknesses) và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được gọi là cơ hội (O – Opportunities) và Nguy cơ (T – Threats). Vì thế, phương pháp phân tích về môi trường chiến lược được gọi là phân tích SWOT.



    Bản phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Đây là công cụ trong việc hình thành và lựa chọn chiến lược. Mô hình sau đây cho chúng ta thấy việc phân tích SWOT liên quan như thế nào đến việc nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp.
    Điểm mạnh (Strengths)
    Điểm mạnh của một doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực và khả năng có thể sử dụng như cơ sở, nền tảng để phát triển lợi thế cạnh tranh, ví dụ như:
    - Bằng sáng chế,
    - Nhãn hiệu có tên tuổi,
    - Được khách hàng đánh giá là danh tiếng tốt,
    - Lợi thế chi phí thấp do có bí quyết sản xuất riêng,
    - Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cao cấp,
    - Khả năng tiếp cận dễ dàng với các mạng lưới phân phối.
    Điểm yếu (Weaknesses)
    Việc không có các điểm mạnh được coi là một điểm yếu. Những đặc điểm sau đây có thể bị coi là điểm yếu:
    - Không có bảo hộ bằng sáng chế,
    - Nhãn hiệu ít người biết đến,
    - Bị khách hàng cho rằng có tiếng xấu,
    - Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao,
    - Ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
    - Ít khả năng tiếp cận với các kênh phân phối chính.
    Trong một số trường hợp, điểm yếu có thể chính là điểm mạnh, nếu xét từ một góc độ khác. Thử tìm hiểu trường hợp về một đơn vị sản xuất có công suất hoạt động lớn, ta có thể thấy rõ điều này. Mặc dù công suất lớn có thể coi là một điểm mạnh mà các đối thủ cạnh tranh của công ty này không có, nhưng cũng có thể coi là một điểu yếu, nếu việc tập trung đầu tư lớn vào công suất khiến công ty khó có thể nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...