Tiểu Luận Suy thoái và ô nhiễm đất ở đồng bằng sống Cửu Long (ĐBSCL)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3
    II. NỘI DUNG: 4
    2.1. Khái niệm về đất: 4
    2.2. Suy thoái đất: 6
    2.2.1. Khái niệm và các dạng suy thoái đất: 6
    2.2.2. Nguyên nhân và hiện trạng suy thoái đất ở ĐBSCL:. 6
    2.2.3. Hậu quả của suy thoái đất: 12
    2.3. Ô nhiễm đất: 13
    2.3.2. Tác nhân gây ô nhiễm đất: 14
    2.3.2.1. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học:. 14
    2.3.2.2. Ô nhiễm đất bởi các tác nhân hóa học:. 14
    2.3.2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý :. 14
    2.3.3. Hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất:. 15
    2.3.4. Hậu quả:. 19
    2.4. Biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm đất: 21
    III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: 26
    PHỤ LỤC 27
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều luôn gắn liền với đất và sống nhờ vào đất. Thật ra, còn hơn thế nữa, đất hay thổ nhưỡng là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất trong việc duy trì sự sống cho cả hành tinh chúng ta.
    Tuy nhiên, do tình trạng tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày càng cao nên việc khai thác sử dụng đất trong năm rất cao, nhiều nơi khai thác đất rất triệt để, trồng lúa 7 vụ/ 2 năm Từ đó đã đưa đến sự bạc màu về mặt lý hóa học và dinh dưỡng trong đất. Hiện nay có khoảng 500 triệu ha đất trên thế giới đã bị suy thoái dưới dạng này. Khi đất bị suy thoái sẽ mất độ màu mỡ tự nhiên quan trọng. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm giảm diện tích đất một cách đáng kể; cùng với quá trình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng một lượng lớn phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật đã khiến đất bị ô nhiễm trầm trọng, mất đi độ phì nhiêu, khả năng tự lọc sạch của đất, dẫn đến hàng loạt các vấn đề như: các hệ sinh vật đất thay đổi, giảm đa dạng loài, giảm mật số vi sinh vật đất, năng suất cây trồng giảm Chính vì vậy, nguồn tài nguyên đất ngày càng suy giảm lại càng khiến con người rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
    Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Cuộc sống của người dân ở ĐBSCL chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp cho nên đối với họ, đất là nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân đã làm cho tài nguyên đất ở ĐBSCL bị suy giảm, đất đai bị suy thoái và ô nhiễm ở nhiều nơi.
    Vì vậy, việc học tập, nghiên cứu về đất cũng như hiểu rõ những nguyên nhân, hậu quả của sự suy thoái, ô nhiễm đất để từ đó tìm ra những biện pháp hạn chế và khắc phục suy thoái, ô nhiễm đất là rất quan trọng. Do đó, tôi đã thực hiện tiểu luận nhỏ với chủ đề “Suy thoái và ô nhiễm đất ở ĐBSCL”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...