Tài liệu Suy nghĩ về nghiên cứu so sánh pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iệc nghiên cứu so sánh pháp luật không phải là mới, tuy nhiên, khi tham khảo những tài liệu đã được công bố cũng như trao đổi với những người đang nghiên cứu so sánh pháp luật chúng tôi thấy còn nhiều vướng mắc trong việc nghiên cứu so sánh. Vì lẽ đó, với kinh nghiệm của người đã nghiên cứu so sánh pháp luật chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, chúng tôi đi vào phân tích nội dung của công việc so sánh pháp luật và mục
    đích của công việc này.
    Trước khi đi vào hai nội dung trên, xin lưu ý là hiện nay tài liệu ở Việt Nam thường sử dụng cụm từ luật so sánh. Theo chúng tôi cách sử dụng này là không chính xác. Chúng ta có luật dân sự - là những quy định điều chỉnh lĩnh vực dân sự, luật hình sự - là những quy định điều chỉnh lĩnh vực hình sự nhưng không có luật so sánh bởi lẽ, không có những quy định điều chỉnh lĩnh vực so sánh. Thuật ngữ luật so sánh dường như là hậu quả của việc dịch máy móc một số tài liệu nước ngoài. Thực tế cho thấy không có luật so sánh mà chỉ có so sánh pháp luật mà thôi. Do vậy, ở đây chúng tôi không sử dụng cụm từ luật so sánh mà sử dụng thuật ngữ so sánh pháp luật.
    1. Nội dung của công việc nghiên cứu so sánh pháp luật
    Trước khi tiến hành so sánh pháp luật,
    thiết nghĩ việc làm đầu tiên là chúng ta nên




    xác định rõ có nên so sánh pháp luật hay không sau khi đã xác định chủ đề nghiên cứu. Ví dụ, sau khi xác định muốn nghiên cứu về hủy hợp đồng do bị vi phạm, chúng ta cần xác định là có nên tiếp cận vấn đề này theo góc độ so sánh pháp luật hay không ?
    Thực tế cho thấy nhiều công trình khoa học do nghiên cứu sinh Việt Nam thực hiện ở nước ngoài bằng tiếng nước ngoài không thể hiện rõ vấn đề này qua tiêu đề của công trình đó. Chẳng hạn, một luận án tiến sĩ được bảo vệ ở Pháp có tựa đề là Quyền thừa kế
    của vợ (chồng) trong luật Việt Nam.(1) Đây
    là đề tài về pháp luật Việt Nam hay đề tài nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Pháp? Với tiêu đề như vậy người đọc sẽ có thể nghĩ đó chỉ là luận án viết về luật Việt Nam nhưng được bảo vệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn trên một website chúng tôi thấy tác giả có nêu: Luận án của tôi có đề tài về quyền thừa kế của vợ (chồng) trong luật Việt Nam
    và luật của Pháp.(2) Như vậy, theo bài
    phỏng vấn này thì đây là đề tài so sánh pháp luật giữa hệ thống pháp luật Pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam vì bên cạnh cụm từ luật Việt Nam có cụm từ và luật của Pháp. Từ ví dụ này cho thấy chúng ta nên xác định rõ là có làm về so sánh pháp luật hay không và khi đã xác định thì hãy nêu rõ
    * Giảng viên Trường đại học Paris 13
    Cộng hoà Pháp



    việc này trong tiêu đề của công trình.
    Sau khi xác định rõ là so sánh pháp luật, chúng ta nên tiến hành so sánh theo hai hướng sau: Thứ nhất, chúng ta sẽ so sánh về nội dung pháp luật trong lĩnh vực muốn nghiên cứu. Phần lớn những đề tài thực sự được coi là nghiên cứu so sánh hiện nay đều đi vào so sánh nội dung pháp luật giữa hai hay nhiều hệ thống. Thứ hai, chúng ta đi vào so sánh những phương thức mà những quy phạm đang so sánh được hình thành. Làm được điều này công việc so sánh sẽ hấp dẫn hơn.
    a. So sánh quy phạm hay nội dung pháp luật
    Trong thực tế có rất nhiều công trình tự cho là so sánh pháp luật nhưng theo chúng tôi đó không phải là so sánh pháp luật. Bởi lẽ, công việc của tác giả chỉ là đặt hai hệ thống pháp luật liền kề nhau. Chẳng hạn, liên quan đến việc xác định pháp luật điều chỉnh thừa kế theo pháp luật về động sản, chúng ta thấy ghi: Ở Pháp thừa kế động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và ở Việt Nam thì thừa kế động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Ở đây, tác giả đề cập nội dung của quy phạm xung đột ở Pháp và ở Việt Nam nhưng thiết nghĩ đây không là công việc so sánh mà là công việc đặt liền kề hai hệ thống pháp luật.
    So sánh là tìm ra sự khác nhau và giống
    nhau. Do vậy, kết quả của việc nghiên cứu so sánh pháp luật là cần nêu ra sự khác nhau và giống nhau giữa hai hệ thống pháp luật về cùng một vấn đề. Để có được sự khác nhau hay giống nhau giữa hai hệ thống pháp luật, chúng ta thường phải giới thiệu hai hệ thống về cùng một vấn đề nhưng công việc so sánh



    không thể dừng lại ở đó.
    Trong ví dụ trên, có thể người đọc sẽ thấy sự khác nhau là pháp luật Pháp dùng tiêu chí cư trú cuối cùng còn pháp luật Việt Nam sử dụng tiêu chí quốc tịch của người để lại tài sản. Tuy nhiên, việc phát hiện sự khác nhau này (tức là kết quả của việc so sánh) là sản phẩm của người đọc chứ không phải của tác giả. Bởi lẽ, như đã nói ở trên, tác giả chỉ đặt liền kề hai hệ thống pháp luật với nhau. Do đó, nếu muốn thực hiện công việc so sánh, chính tác giả phải tìm ra sự khác nhau và giống nhau giữa hai hệ thống pháp luật đó. Trong thực tế hướng dẫn nghiên cứu, chúng tôi thấy sinh viên thường bỏ qua giai đoạn quan trọng này mà tự hài lòng với việc đặt liền kề hai hệ thống pháp luật khi nộp bài lần đầu.
    Rất nhiều sinh viên thường cho rằng không thể làm so sánh được khi cùng một vấn đề pháp luật nước ngoài có quy phạm nhưng pháp luật Việt Nam lại không có. Chẳng hạn, ở Pháp có đến bốn loại chế độ tài sản trong hôn nhân mà các bên có thể lựa chọn trong khi đó ở nước ta chỉ có một chế độ tài sản trong hôn nhân mà các bên có thể tiến hành. Do đó, nghiên cứu sinh lúng túng vì sợ rằng không thể so sánh được. Tuy nhiên, việc tìm ra ở nước ngoài có đến tận bốn còn ở nước ta chỉ có một đã là kết quả của sự so sánh. Do vậy, việc so sánh là hoàn toàn có thể thực hiện được và việc so sánh này lại càng cần thiết để xem có nên kiến nghị bổ sung ở nước ta những gì được quy định ở nước ngoài.
    b. So sánh phương pháp xây dựng nội dung pháp luật
    Quy phạm pháp luật không đương nhiên tồn tại. Sự hình thành của chúng là do con



    người tác động theo nhiều phương thức khác nhau. Chẳng hạn, quy phạm xung đột về thừa kế động sản của Pháp nêu trên được hình thành rất sớm trên cơ sở án lệ nhưng quy định xung đột của Việt Nam lại mới được thiết lập và không qua án lệ mà qua văn bản luật do Quốc hội thông qua.
    Hiện nay, các công trình so sánh do một
    số tác giả châu Âu thực hiện dường như không quan tâm đến khía cạnh này. Lí do của việc này có thể được diễn giải như sau: Phần lớn những công trình này liên quan đến các hệ thống pháp luật mà lĩnh vực so sánh tương đối gần gũi nhau như so sánh về pháp luật hợp đồng của Pháp và Đức, của Pháp và Anh Vì là những hệ thống gần gũi hay họ hàng của nhau về lĩnh vực được nghiên cứu nên những phương pháp xây dựng quy phạm pháp luật là tương đối giống nhau do vậy hệ quả của việc so sánh không đem lại nhiều điều lí thú.
    Đối với sinh viên Việt Nam mà chúng tôi hướng dẫn thì thực trạng cũng không tiến bộ hơn. Vấn đề so sánh sự hình thành quy phạm là việc họ thường tránh không muốn làm. Tất cả những luận văn thạc sĩ mà chúng tôi hướng dẫn thì hầu như không có luận văn nào nghiên cứu kĩ góc độ này. Lí do của sự thiếu vắng này có lẽ là vì để biết được sự hình thành quy phạm thì chúng ta cần hiểu biết kĩ cả hai hệ thống pháp luật và đòi hỏi nhiều thời gian.
    Mỗi một phương thức hình thành quy phạm pháp luật có những ưu và nhược điểm tùy theo hoàn cảnh, xã hội. Việc so sánh những phương thức hình thành quy phạm là việc nên làm, nhất là đối với nước ta hiện nay. Chúng tôi lấy hai ví dụ cho thấy sự hấp



    dẫn của việc làm này:
    Ở Pháp cũng như ở Việt Nam việc sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật của Quốc hội hay Nghị viện là thường xuyên, tuy nhiên, việc tiến hành sửa đổi, bổ sung chúng rất khác nhau. Ở nước ta, khi sửa đổi, bổ sung chúng ta thường tiến hành đối với toàn bộ văn bản đó, chính vì vậy, cơ hội sửa đổi, bổ sung những quy phạm mà nhu cầu xã hội đòi hỏi là rất ít và rất lâu. Ví dụ, chúng ta đã mất nhiều năm để sửa đổi BLDS. Ngược lại ở Pháp, các nhà lập pháp có thể chỉ thay đổi một vài chi tiết của BLDS, do vậy, việc tiến hành sửa đổi của họ là thường xuyên. Thực tiễn cho thấy việc sửa đổi ở Pháp không hẳn đã làm cho hệ thống của họ thiếu đồng bộ, thống nhất trong khi đó nó cho phép có những quy phạm thích ứng ngay với nhu cầu của cuộc sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...