Tiểu Luận Suy luận trong logic hình thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: SUY LUẬN TRONG LOGIC HÌNH THỨC


    PHẦN MỞ ĐẦU​ ​ 1. Lý do chọn đề tài
    Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, loài người đã dần dần hoàn thiện mình bằng cách nhận thức bản chất thế giới và cải tạo thế giới. Để so sánh hay đánh giá trình độ phát triển của loài người chúng ta thường xem xét tiêu chí đó là: con người nhận thức bản chất thế giới đến đâu? Và từ việc nhận thức đó con người đã cải tạo thế giới như thế nào để cho phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình. Suy luận với tư cách là hình thức tư duy đóng vai trò là công cụ phương tiện chủ yếu để chủ thể thực hiện quá trình nhận thức. Chúng không chỉ gắn kết các tri thức của chúng ta thành những tổ hợp phức tạp, tương đối hoàn thiện - các kết cấu tư tưởng, mà còn làm phong phú, giàu tri thức ấy, mạnh mẽ thêm những tri thức ấy. Một khối lượng tri thức đồ sộ mà ngày nay loài người có được chính là nhờ vào phép suy luận đó.
    Hơn nữa trong xã hội hiện đại với nền văn minh tri thức, suy luận, đặc biệt là suy luận biện chứng, ngày càng có vai trò quan trọng giúp nhận thức đi sâu khám phá đầy đủ hơn bản chất bên trong của hiện thực khách quan, góp phần chỉ đạo thực tiễn.
    Đặc biệt trong chương trình học logic đại cương tôi thấy suy luận, nhất là suy luận diễn dịch có những điểm đặc biệt cần chú ý, cần làm sáng tỏ để tránh sự hiểu lầm, tránh những quan điểm không đúng về suy luận.
    Với những lý do đó tôi muốn xem xét, nghiên cứu một trong những hình thức của tư duy, góp phần làm phong phú thêm nhận thức về tư duy dưới góc độ tính chân lý của nó.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Từ lý do đó, đề tài có mục đích nghiên cứu là: làm rõ những nét đặc biệt của suy luận như một hình thức tư duy phản ánh các mối liên hệ phức tạp đa dạng của hiện thức khách quan.
    Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về suy luận
    - Khảo sát các trường hợp đặc biệt của suy luận (cụ thể là tam đoạn luận)
    - So sánh sự khác nhau giữa suy luận trong logic hình thức và logic biện chứng
    3. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của nghiên cứu
    Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ khoa học lôgic. Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật với ý nghĩa nhận thức luận to lớn, là cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài.
    Và phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử.
    4. Tình hình nghiên cứu.
    Những vấn đề về hình thức tư duy nói chung và vấn đề về suy luận nói riêng đã được đặt ra ngay từ thời cổ đại. Những vấn đề đó cho đến nay vẫn thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới và được nhiều tác giả trong nước được bàn tới ở những khía cạnh nhất định nào đó. Tuy nhiên tìm hiểu về những điểm đặc biệt trong suy luận logic qua sự khảo sát các tam đoạn luận thì hầu như tôi chưa thấy một tác giả nào bàn cụ thể về vấn đề đó cả. Vì thế, tài liệu không có và đó là một trong những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này.
    Vấn đề nghiên cứu nêu ra trong đề tài này không phải là hoàn toàn mới, trái lại nó đã được nêu ra trong một số cuốn sách như: Lôgic học đại cương của hai tác giả Nguyễn Thuý Vân và Nguyễn Anh Tuấn, Nxb. CTQG., HN. 2003 hay Giáo trình lôgic hình thức của tác giả PGS Bùi Thanh, HàNội.1998 hoặc một số giáo trình lôgic học khác. Nhưng vấn đề đó mới chỉ là nêu ra đại thể, sơ lược vì
    phải thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức chứ không phân tích, không được làm sáng tỏ.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Suy luận trong logic, gồm có suy luận trong logic hình thức và logic biện chứng
    6. Kết cấu đề tài
    Đề tài gồm có 3 phần:
    Phần mở đầu
    Phần nội dung: Gồm có 2 chương, 8 tiết
    Phần kết luận
     
Đang tải...