Tiểu Luận Suy giảm đa dạng sinh học

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 23/11/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU:
    Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Trải dài từ 8030 tới 230 vĩ độ Bắc, với sự khác biệt về khí hậu và địa hình giữa các miền nên Việt Nam có sự đa dạng lớn về môi trường tự nhiên và sinh học. Hệ sinh thái từ rừng mưa thường xanh cận nhiệt đới ở phía Bắc tới rừng khộp nhiệt đới ở phía Nam, rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển đã tạo ra hệ động, thực vật phong phú và có giá trị. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Lĩnh vực sinh học hiện nay vẫn còn nhiều điều mới lạ và bí ẩn bởi những gì chúng ta biết mới chỉ là một phần rất nhỏ của thiên nhiên rộng lớn này. Không chỉ các nhà sinh học trong nước mà nhiều nhà sinh học nước ngoài đến Việt Nam để nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) bởi sự bùng nổ của công nghệ sinh học, vấn đề kiểm soát các thông tin di truyền và an toàn sinh học được đặt ra trên phạm vi quốc tế.
    Theo công ước về đa dạng sinh học được đưa ra vào năm 1992 tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và sự phát triển, đa dạng sinh học (ĐDSH) được định nghĩa: "là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong giữa các loài vật và sự đa dạng của các hệ sinh thái". Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong hệ sinh thái, số lượng các giống, các loài nhiều tức là phong phú về nguồn gen thì tính đa dạng sinh học cao (theo luật Bảo vệ môi trường).

    I. MỞ ĐẦU: 1
    II. NỘI DUNG: 3
    1. Thực trạng ĐDSH: 3
    Đa dạng nguồn gen: 3
    Đặc trưng đa dạng nguồn gen: 4
    Đa dạng về loài: 5
    Một số loài sinh vật mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt Nam: 7
    Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam: 7
    Đa dạng hệ sinh thái: 8
    Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam: 10
    2. Tầm quan trọng của ĐDSH Việt Nam: 11
    3. Sự suy giảm của đa dạng sinh học ở Việt Nam: 13
    4. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học: 15
    Nguyên nhân trực tiếp: 15
    Nguyên nhân gián tiếp: 17
    5. Đề xuất giải pháp: 18
    5.1. Biện pháp kỹ thuật: 18
    5.1.1. Bảo tồn nguyên vị: 18
    5.1.2. Bảo tồn chuyển vị: 19
    5.1.3. Bảo tồn trang trại: 19
    5.1.4. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn: 19
    5.1.5. Hồi phục và khôi phục các loài, chủng quần và HST 19
    5.2. Biện pháp về giáo dục 19
    5.2.1. xây dựng nguồn nhân lực: 19
    5.2.2. Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐDSH: 19
    3.3. Biện pháp về quản lý: 20
    3.3.1. Quản lý vùng đệm: 20
    3.3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng: 20
    3.3.3. Giảm sức ép về dân số: 20
    4. Bảo tồn đa dạng sinh học bằng pháp chế: 20
    4.1. Các bộ luật quốc gia: 20
    4.2. Các thoả thuận quốc tế: 21
    III. KẾT LUẬN: 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...