Báo Cáo Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương cho trẻ 5-6 tu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: MỞ ĐẦU
    ĐỀ TÀI:SƯU TẦM VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ QUÊ HƯƠNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI

    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Như chúng ta đã biết trong bất kì hoạt động học tập vui chơi nào cũng đều có trò chơi vận động hoặc trò chơi học tập nhằm mục đích ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ. Qua đây chứng tỏ rằng trò chơi đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được đối với quá trình giáo dục trẻ mầm non .
    Vì thông qua trò chơi chính là nhằm phát triển cho trẻ về tư duy, trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy. Mặt khác thông qua trò chơi còn phát triển về thể chất, sự nhanh nhậy hoạt bát trong vận động, tinh thần đoàn kết và tính đồng đội cao ở trẻ. Ngoài ra qua trò chơi còn thoả mãn được tính tò mò, ham hiểu biết và sự hiếu động của trẻ. Khi chơi trò chơi trẻ thấy mình như đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi , nhưng thực chất là trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cô cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất. Tuy vậy,không phải trò chơi nào cũng mang lại sự hào hứng cho trẻ khi tham gia. Bởi trò chơi đã quá quen thuộc hoặc nhàm trán với trẻ rồi thì khiến trẻ không còn hứng thú nữa, nên đòi hỏi trò chơi phải tạo ra cho trẻ cảm giác mới lạ, kích thích được tính tò mò, năng động ở trẻ thì mới thu hút được trẻ vào hoạt động.
    Chính vì vậy mà trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ tôi đã luôn mong muốn suy nghĩ và tìm ra một số trò chơi phù hợp với trẻ để vừa nhằm củng cố kiến thức cho trẻ một cách hữu ích lại đem đến cho trẻ sự sảng khoái trong khi học. Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã mạnh dạn cải tiến sáng tạo và áp dụng một số trò chơi mà tôi thấy phù hợp với trẻ để đi vào hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm giúp trẻ có một kết quả học tập tốt hơn.
    Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, đa số giáo viên đã biết tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ MGL nói riêng một cách phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ chơi, học. Đa số trẻ đã hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát triển về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
    Tuy nhiên ở một số trường, cơ sở vật chất chưa đủ, một số giáo viên ( tuy không nhiều ) nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động góc nên việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL chưa tích cực, chưa tự giác. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
    Do vậy, để quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ đạt hiệu quả, là một giáo viên mầm non việc cần thiết phải tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về tất cả các mặt, trong đó việc tổ chức hoạt động góc giữ một vai trò quan trọng. Để tìm hiểu hoạt động góc cho bản thân tôi đi nghiên cứu vấn đề này và tôi chọn đề tài: “ Thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc “.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn trò chơi để dạy trẻ.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương cho trẻ 5-6 tuổi
    3.2 . Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành biểu tượng quê hương cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thanh Trì -Hoàng Mai - Hà Nội
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu thiết kế hệ thống trò chơi học tập nhằm hình thành và củng cố biểu tượng về quê hương phù hợp với trẻ 5-6 tuổi thì mức độ hình thành biểu tượng này của trẻ sẽ được nâng cao
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sưu tàm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương cho trẻ 5-6 tuổi
    5.2. Đề xuất cách sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hi9nhf thành biểu tượng quê hương cho trẻ 5-6 tuổi
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Trong phạm vi bài tập này tôi chỉ nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL ở trường mầm non Trung Hà - Yên Lạc.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Để nghiên cứu bài tập này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
    6.1: Phương pháp nghiên cứu lí luận
    a/ . Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: thông qua đọc các tài liệu sách
    báo, tạp chí có liên quan đén trò chơi học tập và trò chơi dân gian
    b/ . Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: để làm rõ cơ sở của vấn đề
    nghiên cứu.
    6.2. Phương pháp thực tiễn.
    6.2.3. Phương pháp điều tra: Lấy ý kiến của giáo viên.
    Soạn câu hỏi và giáo viên trả lời.
    a/ . Phương pháp quan sát sư phạm:
    - Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt cở chỉ, biểu hiện xúc cảm,
    tình cảm của trẻ trong và sau khi chơi.
    -Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ MGL.
    6.2.2. Phương pháp đàm thoại: đàm thoại trực tiếp với trẻ.
    .
    6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin
    cậy cho đề tài.
    Trong các phương pháp sử dụng ở trên, phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp đàm thoại là phương pháp chính, còn các phương pháp khác đóng vai trò hỗ trợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...