Tiểu Luận Sưu tầm ca dao tục ngữ dự báo thời tiết,khí hậu địa phương để phục vụ dạy môn địa lý

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II/ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo tinh thần nghị quyết 40/2000/QH 10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học qui định trong luật giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình SGK tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh .”(Trích theo những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông)
    Nhằm thực hiện nguyên lí “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội” trong việc giảng dạy địa lý, việc gắn lí thuyết ở nhà trường với thực tế cuộc sống là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy địa lí của giáo viên và việc học địa lí của học sinh nơi tôi đang công tạc thì vấn đề vận dụng kiến thức địa lý, quan sát những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình để giải thích chúng đã góp phần tích cực cho việc dạy - học bộ môn địa lý hiện nay. Đề tài “sưu tầm ca dao tục ngữ về dự báo thời tiết, khí hậu địa phương” dựa trên cơ sở tinh thần đó.

    III/CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM
    a) Sưu tầm: Sưu tầm là tìm kiếm, thu thập.
    b)Tục ngữ, ca dao: - Tục ngữ là câu tự nó diễn đạt một số ý, một nhận xét, một kinh nghiệm .có khi là một sự phê phán. Nó là một thể loại sáng tác ngang hàng với các loại ca dao - dân ca. Hầu hết các tục ngữ do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có một số ít các câu được rút ra từ các thi phẩm được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Tục ngữ được cấu tạo trên nhũng cơ sở khác nhau về sinh hoạt,về sản xuất trong một quá trình lâu dài, nó là những đúc kết, những nhận xét được nhiều người chấp nhận, để hướng dẫn con người trong sự nhìn nhận một khía cạnh, một lĩnh vực của cuộc đời.
    Trong quá trình lao động sản xuất,con người đã có những hiểu biết tối thiểu về
    qui luật của tự nhiên. Thời xưa,tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng bằng những kinh nghiệm qua thực tế, tổ tiên chúng ta đã nắm được những chừng mực nhất định của qui luật tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc kết thành những câu xuôi tai hoặc vần vè đọc trong dân gian, được truyền miệng cho nhau. Đó là những câu ca dao tục ngữ nói về thời thiết khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự nhiên .Tục ngữ ca dao có 2 vế : vế đầu là nguyên nhân, vế sau là kết quả.
    c) Hệ thống tục ngữ ca dao nói về thời tiết,khí hậu.
    Tổ tiên người Việt gắn liền với nền văn minh lúa nước, sản xuất nông nghiệp là một ngành có quan hệ chặt chẽ với thời tiết và khí hậu. Khí hậu VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng phức tạp theo không gian và thời gian. Tuỳ theo sự thống trị của từng hoàn lưu trong các thời kì khác nhau mà thời tiết, khí hậu nước ta có những chuyển biến khác nhau.
    Trong quá trình khai thác tự nhiên, lao động sản xuất, tuy trình độ nhận thức về các qui luật tự nhiên chưa sâu sắc lắm, nhưng qua quá trình quan sát lâu dài các hiện tượng tự nhiên, nhân dân ta cũng rút ra được những qui luật của nó, đặc biệt là các qui luật thời tiết, khí hậu và lưu truyền trong dân gian để mọi người và thế hệ sau có thể nhận biết được, để hạn chế và phòng tránh các tác hại cũng như khai thác mặt tích cực của nó phục vụ lại cho đời sống sản xuất. Các kinh nghiệm đó được đúc kết bằng những câu nói dễ lưu truyền, đó là hệ thống các câu tục ngữ ca dao. Đây cũng có thể coi là kinh nghiệm dự báo thời tiết khí hậu của nhân dân ta dựa trên kinh nghiệm quan sát các hiện tượng tự nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...