Luận Văn Surfing the waves of globalization: asia and financial lobalization in the context of the trilemma -

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
    ĐỀ TÀI:
    SURFING THE WAVES OF GLOBALIZATION:
    ASIA AND FINANCIAL LOBALIZATION IN THE CONTEXT
    OF THE TRILEMMA
    Lướt sóng Toàn cầu hóa:
    Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi
    + GVHD : Ts Nguyễn Khắc Quốc Bảo
    + Nhóm thực hiện : Nhóm 6
    1/ Phan Kim Tuyến
    2/ Nguyễn Minh Hiển
    3/ Phạm Nguyên Anh
    4/ Võ Thị Mỹ Hạnh
    5/ Trần Viết Lâm
    6/ Võ Nguyễn Huỳnh Nam
    7/ Nguyễn Chí Thành
    8/ Nguyễn Chí Trung
    9/ Nguyễn Tấn Trung
    10/ Vũ Thị Vinh
    11/ Trần Thị Hải Yến
    12/ Ngô Thị Mỹ Hằng
    13/ Dư Minh Hiếu
    14/ Nguyễn Thị Lệ Huyền
    15/ Dương Kim Phú
    16/ MaiVăn Luông
    + Lớp : TCDN NGÀY 1 – K20
    TP HCM, năm 2012
    1
    MỤC LỤC
    ---oOo---

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trang 3
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Trang 4
    TỔNG QUAN (*) Trang 5- 11
    PHẦN I – 1- Tóm tắt
    2- Giới thiệu

    PHẦN II – CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ BA BẤT KHẢ THI (*)
    Trang 12-43
    1- Sự phát triển của thước đo bộ ba bất khả thi
    2- Phân tích hồi quy
    3- Các kết quả ước lượng từ các mô hình cơ bản
    3.1. Sự biến động của sản lượng
    3.2. Sự biến động của lạm phát
    3.3 Mức lạm phát trung bình
    4- Những gợi ý đối với Châu Á
    5- Nghiên cứu thêm về sự bất ổn trong tăng trưởng và những
    sự lựa chọn bộ ba bất khả thi
    5.1. Các kênh dẫn đến bất ổn trong tăng trưởng
    5.2. Một cái nhìn cận cảnh hơn về các kênh truyền dẫn và
    các gợi ý chính sách cho khu vực châu Á

    PHẦN III – KẾT LUẬN (*) Trang 44-46
    PHỤ LỤC: : THƯỚC ĐO BỘ BA BẤT KHẢ THI
    Trang 47-48

    (*): Tên chương không có trong bài nghiên cứu mà do nhóm tự đặt để dễ theo dõi

    2
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việc lựa chọn “bộ ba bất khả thi”, bao gồm các chính sách về Độc lập tiền tệ , Ổn định tỷ
    giá và Hội nhập tài chính, có liên quan đến mức biến động sản lượng của nền kinh tế và mức
    độ lạm phát trung hạn như thế nào, luôn là một câu hỏi cho các nhà phân tích kinh tế vĩ mô
    cũng như các chuyên gia tài chính.

    Bài nghiên cứu “Lướt sóng Toàn cầu hóa: Châu Á và Toàn cầu hóa Tài Chính dưới
    góc độ Bộ Ba Bất Khả Thi” của Joshua Aizeman và các cộng sự (2010) cho chúng ta thấy
    được một cái nhìn rất mới về bộ ba chính sách này, nhằm trả lời câu hỏi trên.

    Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận môn học Tài chính quốc tế, nhóm 6 – TCDN K20
    ngày 1 - dựa trên bài nghiên cứu sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến bộ ba bất khả thi
    nhằm cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích.

    Trong điều kiện hạn chế về thời gian và rút gọn trong phạm vi một tiểu luận, bài viết
    chắc rằng có nhiều chỗ còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và các
    bạn đề bài viết được hoàn chỉnh hơn, xin chân thành cảm ơn.


    Trân trọng
    Nhóm 6, lớp Ngày 1 TCDN – Khóa 20


    3
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    EMG : Các quốc gia mới nổi
    ERS : Ổn định tỷ giá
    FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    IDC : Các quốc gia công nghiệp hóa
    IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
    IR : Dự trữ ngoại hối
    KAOPEN : Độ mở tài khoản vốn
    LDC : Các quốc gia đang phát triển
    MI : Độc lập tiền tệ


    4
    PHẦN I
    TÓM TẮT & GIỚI THIỆU
    1/ TÓM TẮT
    “Chỉ số bộ ba bất khả thi” được phát triển bởi Aizenman và cộng sự (2008) để đo lường
    mức độ đạt được trong từng mục tiêu chính sách. Đó là:
    1/ Độc lập tiền tệ
    2/ Ổn định tỷ giá
    3/ Hội nhập tài chính
    Trong bài viết này chúng tôi nghiên cứu xem các cấu trúc chính sách tác động như thế
    nào đến hiệu quả kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào các nền kinh tế trong khu vực châu Á.
    Chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn 3 chính sách này có liên quan đến mức độ bất ổn định trong
    tăng trưởng và mức độ lạm phát trung hạn. Chính sách tiền tệ càng độc lập thì mức độ bất ổn
    định trong tăng trưởng càng thấp, trong khi tỷ giá hối đoái càng ổn định thì mức độ bất ổn định
    trong tăng trưởng càng cao, mức độ bất ổn này có thể được giảm nhẹ nếu mức dự trữ ngoại hối
    của quốc gia vượt quá một ngưỡng nào đó (thường vào khoảng 20% GDP). Độc lập tiền tệ
    càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao, trong khi tỷ giá hối đoái càng ổn định và thị trường tài
    chính hội nhập càng sâu thì càng góp phần làm giảm mức độ lạm phát. Chúng tôi phát hiện
    rằng cấu trúc bộ ba bất khả thi và tài trợ nước ngoài tác động đến mức độ bất ổn định trong
    tăng trưởng thông qua đầu tư hoặc kênh thương mại dựa trên mức độ hội nhập của các nền
    kinh tế. Sự ổn định tỷ giá ở mức độ cao có thể làm ổn định tỷ giá hối đoái thực, nó cũng có thể
    làm đầu tư biến động, bởi vì mức độ biến động của đầu tư do chính sách ổn định tỷ giá tạo ra
    có thể bị triệt tiêu bằng cách sở hữu một lượng dự trữ ngoại hối lớn.
    Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng các nhà tạo lập chính sách trong một nền kinh tế
    mở thích theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá hơn khi có một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Các nền
    kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á được trang bị các cấu trúc chính sách vĩ mô giúp các nền
    kinh tế này làm giảm sự biến động của tỷ giá hối đoái thực. Lượng dự trữ ngoại hối đáng kể
    của các nền kinh tế này dường như củng cố hiệu ứng ổn định hóa của việc lựa chọn chính sách
    bộ ba, và qua đó góp phần giải thích hiện tượng tích trữ ngoại hối gần đây của các quốc gia
    trong khu vực châu Á.

    5
    2/ GIỚI THIỆU
    Khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, làn sóng khủng hoảng toàn cầu lan
    nhanh đến nền kinh tế nhiều nước, trong đó có các nước ở khu vực châu Á, vào mùa hè năm
    2008, tàn phá các nền kinh tế trên quy mô toàn cầu cuối năm 2008. Theo Quỹ tiền tệ thế giới
    (IMF) thì nước Mỹ, các nước ở khu vực châu Âu và Nhật Bản được dự báo sẽ tăng trưởng âm
    trong năm 2009, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Nền kinh tế của các nước
    mới nổi và các nước đang phát triển được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 1,7%, tụt giảm nhiều so
    với mức 8,3% trong năm 2007 và 6% trong năm 2008. Châu Á cũng không là ngoại lệ; các
    nước công nghiệp hóa mới của khu vực châu Á được dự báo giảm 2,4% trong năm 2009, và 2
    quốc gia tăng trưởng cao – Trung Quốc và Ấn Độ - được dự báo sẽ giảm mạnh xuống mức
    7,5% và 5,4%. Rõ ràng rằng, các quốc gia đang trãi qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tệ
    nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
    Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2009, đã có một vài tín hiệu hồi phục trong số những nền
    kinh tế này. Thậm chí ở Mỹ, tâm chấn của cuộc khủng hoảng, đã bắt đầu cho thấy các dấu hiệu
    hồi phục vào mùa hè 2009. Tuy các nền kinh tế nhỏ hơn dường như vẫn ở trong tình trạng yếu
    ớt, nhưng các nền kinh tế mới nổi lớn hơn ở châu Á đã bắt đầu cho thấy việc phục hồi vững
    chắc từ các số liệu kinh tế thu nhận được. Vào quý 2 của năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội
    (GDP) của các nước mới nổi ở khu vực châu Á đã tăng trung bình hàng năm hơn 10% trong
    khi nền kinh tế Mỹ giảm 1%. Vào tháng 7/2009, Trưởng ban Kinh tế của Ngân hàng phát triển
    châu Á Jong-Wha Lee nhận định “Các nước mới nổi ở khu vực Đông Á mới nổi có thể phục
    hồi theo dạng chữ V, với tăng trưởng đạt tới điểm đáy trong năm 2009 trước khi đi lên trong
    năm 2010”. 1
    Kiểu phục hồi theo dạng chữ V ở châu Á không phải là một tiền lệ mà trước đây chưa
    từng xảy ra. Trong thực tế, nhiều nền kinh tế trong vùng đã có kiểu hồi phục như thế từ sau hậu
    quả của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998. Bất chấp sự sụt giảm sản lượng nghiêm
    trọng trong năm 1998, các quốc gia bị khủng hoảng châu Á vẫn cho thấy một sự phục hồi rõ
    rệt với sự tăng trưởng vững chắc trong xuất khẩu và sản lượng trong năm 1999. Park và Lee
    (2002) cho rằng việc phục hồi nhanh là nhờ thuộc tính của việc mở cửa của những nền kinh tế

    1
    Tạp chí Asia Development Bank, xuất bản ngày 23 tháng 7 năm 2009,
    www.adb.org/Media/Articles/2009/12944-east-asian-economics-growths/
    6
    này, và sự gần gũi của họ đối với phần các nước khác. Sự phục hồi mạnh mẽ của châu Á lần
    này không những ấn tượng mà còn gây ngạc nhiên vì, không như sự phục hồi từ hậu quả của
    cuộc khủng hoảng châu Á, nền kinh tế Mỹ không cung cấp “nhu cầu cuối cùng” (Aizenman và
    Jinjarak, 2008), những nhu cầu có thể được dự báo trước trong nền kinh tế thế giới.
    Nếu các quốc gia châu Á cho thấy sự phục hồi ổn định trong khi những quốc gia tiên
    tiến khác không làm được, có lẽ là do 2 lý do sau. Thứ nhất, sự phục hồi vững chắc là một
    bằng chứng cho thấy nền kinh tế của các quốc gia châu Á được “tách rời” những nền kinh tế
    tiên tiến. Thứ hai, các quốc gia châu Á, hầu hết đều có nền kinh tế hội nhập giao thương quốc
    tế về hàng hóa và tài sản tài chính, đều có bước chuẩn bị tốt hơn để đối phó với khủng hoảng
    kinh tế trong một môi trường toàn cầu hóa cao. Hình 1 cho thấy tính bất ổn trong tăng trưởng –
    được đo lường bằng độ lệch chuẩn của tỷ lệ tăng trưởng GDP theo đầu người – của các nền
    kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á được duy trì ở mức thấp tương ứng so với những nước
    công nghiệp hóa. Một sự phỏng đoán thú vị là những quốc gia này đã thừa nhận các chính sách
    kinh tế quốc tế buộc họ phải hoàn thiện hiệu quả kinh tế vĩ mô. Trong khi chúng tôi vẫn phải
    chờ thêm vài năm nữa để có thể thu thập cho đủ dữ liệu nhằm tiến hành phân tích đầy đủ luận
    điểm “tách rời”, chúng tôi có thể nghiên cứu xem liệu kinh tế châu Á có được chuẩn bị tốt để
    đương đầu với toàn cầu hóa bằng việc xem xét những gì đã xảy ra trong 2 thập kỷ vừa qua.
    Đây là chủ điểm chính của bài nghiên cứu này.