Luận Văn Sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Nước ta đang bước vào thiên niên kỷ mới với những chuyển biến sâu rộng và mạnh mẽ trong phạm vi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Những thay đổi của tỡnh hỡnh khu vực và thế giới, sự chuyển biến của nền kinh tế nước nhà, xu thế hội nhập và liên kết phát triển nhanh chóng đi đôi với cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt giữa các quốc gia tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nước ta đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với nhiều điều kiện để phát triển du lịch Việt Nam ngày càng đón được nhiều lượt khách du lịch quốc tế với nhu cầu ngày càng cao. Điều kiện này đă kéo theo sù ra đời hàng loạt các khách sạn, đơy chớnh là minh chứng cho sự phát triển của du lịch nước ta.
    Tuy nhiên, do chính sách mở cửa nền kinh tế dẫn đến sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới nhiều h́nh thức sở hữu khác nhau đă đặt ngành kinh tế đối ngoại nói chung và ngành du lịch nói riêng trước một thực trạng cạnh tranh gay gắt. Do chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường chúng ta thiếu hẳn năng lực quản lư, các khách sạn lớn bé đua nhau mọc lên với số lượng tăng đột biến mà không có quy hoạch tổng thể đă dẫn đến t́nh trạng cung vượt quá cầu, công suất sử dụng pḥng khách sạn thấp, chất lượng dịchvụ không đảm bảo . làm méo mó thị trường kinh doanh khách sạn. Môi trường kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tồn tại và nảy sinh rất nhiều vấn đề vướng mắc cần có chiến lược quy hoạch tổng thể để giải quyết.
    Mặc dù vậy, cùng với sự thành công của công cuộc đổi mới trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xă hội ngành kinh doanh du lịch nước ta đă dẫn bước vào thời kỳ phát triển và bước đầu được đánh giá là có những kết quả đáng mừng. Năm 2003, du lịch Việt Nam cũng đă trải qua những thử thách cam go như dịch SARS, dịch cóm gà ., cũng đă tổ chức thành công những sự kiện lớn như Seagames 22, Paragames 2, liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội .Tớnh đến hết năm 2003 các thị trường khách trọng điểm được duy tŕ và tăng trưởng lại trong những tháng cuối năm như khách Trung Quốc tăng 25%, Mỹ tăng 11%, Đài Loan tăng 40%, Hàn Quốc tăng 71% so với năm 2002 trong cả nước đón khoảng hơn 2,2 triệu lượt khách quốc tế cũng 13 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng. Trong bước phát triển của ngành kinh doanh khách sạn có sự lành mạnh hoá môi trường kinh doanh song yếu tố cạnh tranh th́ luôn luôn thường trực thậm chí với mức độ ngày càng gay gắt hơn. Bối cảnh đó đ̣i hỏi các khách sạn muốn tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài tất yếu phải nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của ḿnh.
    Qua thời gian thực tập tại khách sạn Heritage Hà Nội em nhận thấy khách sạn cũng đang vấp phải nhiều khó khăn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ḿnh, vấn đề có tính chất chiến lược là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế cao cho khách sạn trên thị trường đang được ban lănh đạo và quản lư khách sạn hết sức quan tâm. V́ vậy em chọn đề tài “ Sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội - Thực trạng và giải phỏp” cho chuyên đề thực tập của ḿnh với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và t́m ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội và các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn.
    Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động kinh doanh của khách sạn Heritage Hà Nội, căn cứ theo số liệu thực tế của khách sạn trong giai đoạn 2000 - 2003.
    3. Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài:
    Chuyên đề tập trung nghiên cứu hệ thống hoá một số khái niệm liên quan đồng thời nghiên cứu thực trạng sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội. Trên cơ sở đó đỏnh giá những lợi thế và hạn chế của khách sạn, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của khách sạn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá tŕnh nghiên cứu đề tài :
    - Phương pháp thu thập thông tin.
    - Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh và hệ thống tài liệu.
    - Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục chuyên đề được chia thành 3 chương.
    Chương 1 : Cơ sở lư luận về sức cạnh tranh của khách sạn.
    Chưuơng 2 : Thực trạng về sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội.
    Chương 3 : Các giải pháp chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn Heritage Hà Nội.



    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦAKHÁCH SẠN
    1.1. Lư luận chung về cạnh tranh
    1.1.1. Các quan điểm về cạnh tranh
    Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, Mac đó cú những nhận xét như sau về cạnh tranh: “ Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu lại được lợi nhuận siêu ngạch”.
    Theo quan điểm truyền thống này, cạnh tranh kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản được gắn chặt với nhau và do vậy, cạnh tranh bị coi như là một hiện tượng xấu xa, thiếu đạo đức, “cỏ lớn nuốt cỏ bộ”, là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xă hội như: khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp rơi vào t́nh trạng phá sản và vô số người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp . Thậm chí gần đây có ư kiến cho rằng: cơ chế thị trường tự do điều tiết nền kinh tế theo quy luật của thế giới hoang dă “mạnh được yếu thua”. Với lối suy nghĩ hẹp ḥi, thiếu minh bạch trong thông tin và ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền đă làm hạn chế cạnh tranh, búp mộo các quan hệ cạnh tranh trên thị trường.
    Tuy kinh tế thị trường phát triển càng cao, đặc biệt là khi xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trở thành xu thế tất yếu của thời đại th́ quan điểm về cạnh tranh đă được nh́n nhận lại theo hướng tích cực hơn. Theo quan điểm Marketing: “Cạnh tranh là việc đưa ra những chiến thuật, chiến lược phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, xử lư tốt các chiến lược, chiến thuật của đối thủ để giành được lợi thế trong kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận”. Hay theo quan điểm tổng hợp khái niệm cạnh tranh được hiểu như sau: “ Cạnh tranh là quá tŕnh kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua, t́m mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của ḿnh, thông thường mục tiêu đó là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất có lợi nhất để tối đa hoá lợi nhuận của mỡnh”.
    Như vậy, cạnh tranh có thể đưa lại lợi Ưch cho người này và thiệt hại cho người khác, song xét dưới góc độ lợi Ưch toàn xă hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự đa dạng của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường càng làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, khắc nghiệt hơn. Có thể nói cạnh tranh là “linh hồn” của nền kinh tế, là cái “sàng” để lùa chọn và đào thải các doanh nghiệp do vậy trong nền kinh tế thị trường khả năng cạnh tranh là điều kiện quan trọng cho sự sống c̣n của mỗi doanh nghiệp. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường v́ thế buộc các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mỡnh, luụn cú sự chủ động sáng tạo để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao thoả măn nhu cầu và mong muốn của con người một cách tốt nhất để duy tŕ hay giành vị trí, ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa cạnh tranh trong kinh tế thị trường là cuộc cạnh tranh liên tục, không có điểm dừng, nếu doanh nghiệp nào không chú tâm tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ḿnh doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải.
    Để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải có những lợi thế so sánh nhất định bao gồm cả lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối mà ta gọi chung là các lợi thế cạnh tranh. Vậy, lợi thế cạnh tranh là những điểm mạnh, điểm thuận lợi, các thời cơ có thể đem lại cho mét doanh nghiệp khả năng thắng lợi trong cạnh tranh, giành được vị trí cao trên thị trường về nhiều mặt.
    Lợi thế cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và là trung tâm quyết định chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp. Để cạnh tranh mỗi doanh nghiệp phải có được một trong hai lợi thế cơ bản là: chi phí thấp và tính cá biệt cao hoặc có được cả hai.
    Doanh nghiệp có thể đạt được chi phí thấp nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng lao động có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm do áp dụng công nghệ hiện đại, giảm được các chi phí thu mua và các chi phí khác trong quá tŕnh sản xuất kinh doanh.
    Lợi thế về tính khác biệt của các doanh nghiệp có thể đạt được từ tính độc đáo cuả sản phẩm, hệ thống phân phối rộng răi, sử dụng các yếu tố đầu vào có chất lượng cao, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, vị trí đặc biệt .
    Chiến lược cạnh tranh là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan tới việc chọn lựa cỏc phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được vị trí lợi thế trong ngành mà doanh nghiệp tham gia.
    Để giành được lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong ba chiến lược cạnh tranh cơ bản sau:
    - Chiến lược khác biệt hoá (Differentation)
    - Chiến lược hạ thấp chi phí (Cost Leadership)
    - Chiến lược phản ứng nhanh (Quick Response)
    * Chiến lược khác biệt hoá
    Nền tảng của chiến lược khác biệt là doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo được người tiêu dùng đánh giá cao. Với chiến lược này doanh nghiệp chọn một trong hoặc một số tiêu chí được khách hàng đánh giá là quan trọng nhất và t́m cách đáp ứng các tiêu chí này để vượt lên, khác biệt với những đối thủ cạnh tranh khác tuỳ theo từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau. Có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua việc đưa ra chất lượng tốt nhất, tiện nghi đáp ứng đầy đủ hiện đại nhất, an toàn nhất hay tạo ra mét phong cách, h́nh ảnh doanh nghiệp tốt nhất .Để đạt được sự khác biệt có thể dựa trờn đặc tính của sản phẩm, hệ thống phân phối, dây truyền công nghệ và các biện pháp Marketing với mục tiêu cuối cùng là tạo ra những yếu tố mà doanh nghiệp cạnh tranh khác không thể tiếp cận được.
    * Chiến lược hạ thấp chi phí
    Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ thấp chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Do mứcđộ tiêu chuẩn hoá sản phẩm ngày càng cao, các doanh nghiệp hạ giá bằng cách cung cấp các sản phẩm với giá trọn gói. Chiến lược hạ thấp chi phí có thể đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi Ưch to lớn như: việc giữ một mức giá thấp sẽ ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lao vào một cuộc cạnh tranh về giá; bảo vệ doanh nghiệp khỏi sức Đp hạ giá từ phía khách hàng, hoặc tăng giá từ phớa cỏc nhà cung cấp . Các đối thủ mới thâm nhập sẽ không đủ kinh nghiệm để sản xuất ở mức giá thấp, điều tương tự cũng xảy ra với các sản phẩm thay thế.
    * Chiến lược phản ứng nhanh
    Nền tảng cơ bản của chiến lược phản ứng nhanh là ở chỗ đáp ứng nhanh nhất, thuận tiện nhất nhu cầu của khách hàng. Dù cho đó có thể là sản phẩm mới,sản phẩm cải tiến hay là một quyết định quản lư, th́ chiến lược này vẫn cho phép doanh nghiệp biến chuyển nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
    Thực hiện thành công chiến lược phản ứng nhanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế, bao gồm: doanh nghiệp có thể tránh khỏi cạnh tranh đối đầu nhờ rút ngắn thời gian; cho phép đưa ra mức giá cao; thúc đẩy các nhà cung cấp phải phản ứng nhanh và hạn chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ mới.
    Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này phải dựa trờn nền tảng như tổ chức nhân sự, kĩ thuật, trang thiết bị đạt tŕnh độ cao. Mặt khác không phải là bất cứ thị trường nào cũng đánh giá cao giá trị của chiến lược này.
    Tóm lại, cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường, nú luụn gắn liền với cơ chế thị trường.Sản xuất hàng hoá càng phát triển, số lượng các nhà cung cấp càng nhiều th́ mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Các nhà kinh tế Nhật Bản có nhận xét rằng: “kinh doanh là chiến tranh”, trong cuộc chiến này một mặt sản xuất hàng hoá với các quy luật cạnh tranh sẽ gạt khỏi thị trường những doanh nghiệp không có những biện pháp cạnh tranh hữu hiệu nhưng mặt khác thị trường lại mở đường cho các doanh nghiệp nắm chắc được vũ khí cạnh tranh và chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh. Giống như quy luật sinh tồn và đào thải trong tự nhiờn đă được Darwin phát hiện, quy luật của cạnh tranh là loại thải những thành viên yếu kém trên thị trường, duy tŕ và phát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá tŕnh phát triển toàn diện xă hội.
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể lẩn tránh được cạnh tranh, v́ như vậy là cầm chắc phá sản mà thay vào đó cần phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh, chủ động đón trước cạnh tranh, sử dụng các công cụ cạnh tranh một cách linh hoạt và hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh và giành vị thế trên thị trường.
    1.1.2. Phân loại cạnh tranh
    Người ta có thể phân loại cạnh tranh theo rất nhiều tiêu thức khác nhau:
    * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh được chia làm ba loại:
    - Mét là: Cạnh tranh giữa người bán và người mua. Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Người bán luôn mong muốn bán sản phẩm, dịch vụ của ḿnh với giá cao, người mua lại muốn mua với giá thấp. Sự cạnh tranh được thực hiện trong quá tŕnh “mặc cả” với giá chấp nhận được là giá thống nhất giữa người bán và người mua.
    - Hai là: Cạnh tranh giữa người bán với nhau, chủ yếu là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh có ư nghĩa quyết định sự sống c̣n của doanh nghiệp và cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trong thị trường kinh doanh du lịch - khách sạn ở nước ta hiện nay, do cung lớn hơn cầu cho nên sự cạnh tranh giữa người mua với nhau rất Ưt, điều này chỉ xảy ra ở một số nơi hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn có tính thời vụ cao như băi biển . Trên thị trường, chủ yếu có sự cạnh tranh giữa người bán với người mua và sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Kết quả là người bán (các khách sạn) luôn bị khách hàng và cỏc hóng lữ hành Đp giỏ, cỏc khách sạn cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường để thu hót khách hàng về phía ḿnh.
    - Ba là: Cạnh tranh giữa người mua với nhau là cuộc cạnh tranh dựa trờn quy luật cung cầu. Khi cung một loại hàng hoá nào đó mà nhỏ hơn mức cầu th́ cuộc cạnh tranh này trở nên gay gắt và giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ đó sẽ tăng lên kết quả cuối cùng là người bán thu được lợi nhuận cao song người mua lại hại ḿnh.
    * Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường, người ta chia cạnh tranh thành ba loại: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh trên thị trường độc quyền.
     
Đang tải...