Luận Văn Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU






    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Cạnh tranh kinh tế xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp, thủ đoạn khác nhau nhằm đạt mục tiêu tối đa lợi ích trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
    Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cạnh tranh vừa là môi


    trường vừa là động lực của sự phát triển.


    Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy mọi nguồn lực nhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế. Để kinh tế nhà nước làm tròn vai trò chủ đạo, việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hoá là rất quan trọng. Việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này sẽ góp phần quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
    Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước - bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước đã đóng góp rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp, tư tưởng bảo hộ nặng nề, làm ăn thua lỗ kéo dài.
    Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà


    nước. Tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.


    Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An đã đảm


    bảo đúng lộ trình chính phủ phê duyệt. Vấn đề cấp bách hiện nay là đưa ra







    phương hướng, giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cổ


    phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước.


    Với ý nghĩa và tính cấp thiết như vậy, tôi chọn đề tại "Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An" làm đề tài luận văn thạc sỹ.


    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


    Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường của quốc gia, các địa phương, các doanh nghiệp, các ngành hàng, sản phẩm là chủ điểm được giới học thuật rất quan tâm nghiên cứu khá kỹ lưỡng, bình luận khá nhiều.
    Có thể nêu ra một số đề tài nghiên cứu về cạnh tranh như:


    + GS - TS Chu Văn Cấp (chủ biên): Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội 2003).
    + TS Phạm Thu Hồng: Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa


    và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội 2004)


    + Thạc sỹ Đỗ Thị Oanh: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt


    Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp.


    + Dự án VIE 01/2005: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nhà xuất bản giao thông vận tải 2003).
    + Tạp chí Cộng sản số 22/2004 của GS - TS Lê Hữu Nghĩa - Tổng biên tập


    Tạp chí Cộng sản, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, về Cổ phần hoá


    doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn.


    Tuy nhiên việc nghiên cứu cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá DNNN dưới góc độ kinh tế chính trị chưa có nhiều. Vì vậy, đề tài này vẫn cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.


    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


    * Mục đích nghiên cứu:


    Trên cơ sở các tri thức cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp, luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp được







    hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp này trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:


    Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:


    + Hệ thống hóa lý luận về sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm rõ đặc điểm cạnh tranh của các doanh nghiệp từ DNNN cổ phần hoá.
    + Đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cổ phần hoá từ DNNN ở Nghệ An, từ đó rút ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu hạn chế và những vấn đề mới nảy sinh rào cản cần được giải quyết.
    + Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá DNNN ở Nghệ An trong thời gian tới.


    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


    + Đối tượng nghiên cứu:


    Luận văn chú trọng đi sâu nghiên cứu sức cạnh tranh kinh tế dưới góc độ lý luận, làm rõ phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh, của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá DNNN ở Nghệ An.
    + Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 - 2006.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài thuộc chuyên ngành kinh tế chính trị nên phương pháp nghiên cứu là trừu tượng hoá khoa học và sử dụng phương pháp thống kê phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, kế thừa những thành tựu liên quan đến đề tài.







    6. Đóng góp của luận văn


    Thông qua hệ thống lý luận và thực tiễn, đề tài tìm thêm khái niệm, nội dung và sự cần thiết nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá DNNN ở Nghệ An. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hoá DNNN ở Nghệ An trong nền kinh tế thị trường hiện nay.


    7. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình tác giả, danh


    mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.







    Chương 1


    SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN




    1.1. SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1.1. Cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp


    Các học thuyết kinh tế thị trường dù thuộc trường phái nào đều thừa nhận rằng cạnh tranh chỉ tồn tại gay gắt trong nền kinh tế thị trường, nơi mà một nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao nhất.
    Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và do cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh, nên thuật ngữ này có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau.
    Theo Adam Smith, cạnh tranh có thể phối hợp một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Nhờ sự cạnh tranh các quốc gia sẽ giàu lên chủ yếu diễn ra thông qua thị trường và giá cả. Do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với cơ chế thị trường.
    Adam Smith cho rằng, nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác, cạnh tranh và thi đua thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn hơn.
    Trong lý luận cạnh tranh của mình, quan điểm nghiên cứu của C.Mác trước hết chú ý đến sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với người tiêu dùng. Cạnh tranh kinh tế có thể xét khái quát dưới 3 góc độ: cạnh tranh giá thành, thông qua năng suất lao động, các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh tranh chất lượng, thông qua nâng cao giá trị sử







    dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện giá trị hàng hoá có lợi hơn; Cạnh tranh giữa các ngành, thông qua việc gia tăng tích luỹ chuyển đầu tư của tư bản, nhằm chia nhau giá trị thặng dư có lợi. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh sự quyết định giá trị, sự thực hiện giá trị và sự phân phối giá trị thặng dư, chúng tạo nên nội dung cơ bản trong lý luận cạnh tranh của Mác.
    Theo C.Mác, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các


    nhà tư bản để dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch:
    Theo từ điển bách khoa của Việt Nam thì cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
    Theo cuốn kinh tế học của Samuwelson thì: Cạnh tranh là sự kình địch


    giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng, thị trường.


    Theo các tác giả của cuốn "Các vấn đề pháp lý và thể chế chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh" thì: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc dành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục tiêu kinh doanh cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...