Tài liệu Sửa đổi pháp luật thường xuyên - những vấn đề đặt ra

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sửa đổi pháp luật thường xuyên - những vấn đề đặt ra




    Pháp luật không phải là hiện tượng bất biến. Nó phụ thuộc và được quyết định bởi điều kiện thực tế của xã hội, nó thay đổi và phát triển để phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Việc sửa đổi pháp luật được đặt ra nhằm điều chỉnh kịp thời và có hiệu quả các quan hệ xã hội. Nhưng việc sửa đổi pháp luật một cách thường xuyên, trong một thời gian ngắn hoặc rất ngắn thể hiện pháp luật không có tính ổn định tương đối.


    Nếu các quan hệ xã hội vận động và phát triển rất nhanh thì việc sửa đổi pháp luật thường xuyên cũng là điều bình thường. Ngược lại, nếu các quan hệ xã hội vận động và phát triển bình thường, không có đột biến mà phải sửa đổi pháp luật thường xuyên thì vai trò của pháp luật đó là yếu kém, không phải là khuôn mẫu cho các hành vi xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội. Điều này mang đến những tác động tiêu cực không nhỏ cho xã hội.




    1. Thực trạng của việc sửa đổi pháp luật thường xuyên ở nước ta




    1.1. Các bình diện sửa đổi pháp luật thường xuyên




    Về loại văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL): việc sửa đổi pháp luật thường


    xuyên diễn ra từ các đạo luật cho đến các văn bản dưới luật.




    Các đạo luật đã được sửa đổi, thay đổi thường xuyên trong thời gian qua ở nước ta là: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và năm 1992, được thay thế bằng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 được sửa đổi, bổ sung năm 2000, được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2005; Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 được sửa đổi năm 2004 và năm 2005; Luật Giao thông đường bộ năm 2001 được sửa đổi năm 2008; Luật Ban hành VBQPPL năm 1996 được sửa đổi năm 2002 và được

    thay thế bằng Luật Ban hành VBQPPL năm 2008; Luật Thương mại năm 1997 được thay thế bằng Luật Thương mại năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 1999 được thay thế bằng Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Giáo dục năm 1998 được thay thế bằng Luật Giáo dục năm 2005.


    Các văn bản dưới luật đã được sửa đổi, thay đổi thường xuyên trong những năm vừa qua là: Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi năm 2000 và năm 2003, được thay thế bằng Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thay thế bằng Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định 146 này lại được sửa đổi bởi Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29/5/2008 sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000, năm 2003, sau đó được thay thế bằng Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP được sửa bổ, bổ sung vào năm 2006 và được thay thế bằng Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .


    Về thời gian sửa đổi: có những văn bản pháp luật 5 hoặc 6 năm đã phải sửa đổi, thay đổi; nhưng có những văn bản pháp luật 3 hoặc 4 năm đã phải sửa đổi, thay đổi; thậm chí, có những văn bản chỉ có hiệu lực trong1 hoặc 2 năm đã phải sửa đổi, thay đổi. Như vậy, nhiều trường hợp pháp luật được sửa đổi, thay đổi quá nhanh.


    Về nội dung quy định: trong tất cả các trường hợp sửa đổi, thay đổi pháp luật đều là sự sửa đổi, thay đổi nội dung những quy định pháp luật cụ thể, tức là làm thay đổi nội dung quan hệ pháp luật giữa các chủ thể với nhau, làm thay đổi cách

    xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, thay đổi hậu quả pháp lý của


    quan hệ pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...