Tài liệu Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN và hội nhập QT

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PGS,TS. Thái Vĩnh Thắng - Chủ nhiệm Khoa Hành chính - nhà nước, Đại học Luật Hà Nội.

    1. Những vướng mắc và lực cản của quá trình cải cách, đổi mới theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền đối với các thiết chế thuộc hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay

    1.1 Về tổ chức và hoạt động của Quốc hội

    Quốc hội ở Việt Nam cũng như Nghị viện của các nước trên thế giới là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do nhân dân cả nước bầu ra. Ở các nhà nước tư sản, quyền lập pháp tối cao thuộc về Nghị viện, ngoài ra, trong các mô hình chính thể ở châu Âu, Nghị viện còn có quyền giám sát Chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán. Để thực hiện quyền giám sát, Nghị viện có hai thiết chế quan trọng là Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán Quốc hội. Khi công dân hoặc tổ chức có đơn tố cáo hoặc khiếu kiện lên Thanh tra Quốc hội về vấn đề tham nhũng hoặc sự thiếu minh bạch của Chính phủ hoặc một cơ quan, quan chức hành chính nhà nước nào đó, với sự giúp đỡ của Kiểm toán Quốc hội, Thanh tra Quốc hội sẽ tiến hành điều tra các vụ việc nói trên. Nhờ có Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán Quốc hội mà hoạt động chất vấn các thành viên của Chính phủ của Nghị viện có hiệu lực và hiệu quả rất cao.

    Ở Việt Nam, trong các cuộc hội thảo cũng như trong các tài liệu nghiên cứu, các thiết chế này đã được nhắc đến nhiều lần, nhưng cho đến nay, các thiết chế này vẫn chưa được thành lập. Có lẽ đây cũng là một lý do dẫn đến việc thiếu thông tin, nên khi thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội, hiệu lực hiệu quả chất vấn không cao.

    Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có quyền bầu cử Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời phê chuẩn các thành viên của Chính phủ do Thủ tướng đệ trình. Tuy nhiên, do việc bầu cử cũng như phê chuẩn đều chỉ có một ứng cử viên nên bầu cử và phê chuẩn hầu như không khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...