Chuyên Đề Sự xuất hiện Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Sự xuất hiện Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới

    Lời mở đầu

    Khi xã hội pháttriển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ở một trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoá càng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nước với nhau. Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Bản thân tôi là một sinh viên chuyên nghành Trung Quốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết. Để tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì, văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào. Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học chúng tôi đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâu nghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa. Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứng thú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa, từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễn biến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này.
    Với mong muốn được tìm hiểu những ý tưởng của người Trung Hoa xưa muốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình, tìm hiểu lịch sử xã hội Trung Quốc cổ xưa qua những văn tự cổ (vấn đề thách thức đối với các nhà nghiên cứu), đồng thời cũng muốn hiểu được ý nghĩa mà con chữ này đã ảnh hưởng đến hệ thống văn tự của Việt Nam như thế nào.Vấn đề về ý nghĩa của Chữ Hán dưới góc độ vă tự học là một vấn đề lớn, song bài viết chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu ý nghĩa của con chữ thông qua cách cấu tạo của nó, ý nghĩa chủ yếu của chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn ở việc phản ánh xã hội Trung Hoa cổ đại, và ý nghĩa của nó với hệ thông văn tự Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến sự xuất hiện của Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới, sự ảnh hưởng của nó ra bên ngoài, trước nhưng ảnh hưởng đó người Việt Nam hiện đại phải làm gì? Nội dung chính của bài có thể nói ngắn gọn ở bốn ý:
    1. Sự xuất hiện của Chữ Hán.
    2. ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học
    3. ý nghĩa của sự ảnh hưởng của Chữ Hán ra bên ngoài (chủ yếu là Việt Nam).

    Các tư liệu được lấy từ sách báo, tạp chí, từ điển trong nước cũng như tài liệu dịch của Trung Quốc thuộc nhiều lĩch vực lịch sử, văn hoá, xã hội và văn hoá nghệ thuật.
    Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực tìm hiểu thật tốt nội dung mình đã lựa chọn song do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy hướng dẫn, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn chân thành góp ý, bổ sung để em có thể làm tốt hơn cho việc nghiên cứu sau này.
    Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Đông Phương Học, Trường ĐHKHXH&NV đã giảng dạy, góp ý, cổ vũ, tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình học tập cũng như việc hoàn thành tốt bài niên luận này.
    Ngoài ra, toàn thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, cán bộ trung tâm thư viện Thượng Đình, Thư viện Quốc gia đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc sưu tầm tài liệu làm bài. Em xin chân thành cảm ơn.

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 1

    Chương I : Sự xuất hiện Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới 3
    I. Sự xuất hiện chữ viết 3
    II. Những chữ viết xuất hiện sớm nhất 5
    1. Chữ Ai Cập 5
    2. Chữ ấn Độ 5
    3. Chữ Châu âu 6
    4. Chữ Hán 6

    Chương II: ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học 7
    I. ý nghĩa của việc đi tìm cội nguồn chữ viết. 9
    II .ý nghĩa của việc phân tích cấu tạo Chữ Hán. 10
    1) Tượng hình 10
    2) Hình thanh 11
    3) Hội ý 12
    4) Chỉ sự 13
    5) Giả tá 14
    6) Chuyển chú 15
    III. Giáp Cốt Văn, Kim Văn phản ánh lịch sử xã hội Thương Chu. 16
    1) Lịch sử Giáp Cốt Văn và Kim Văn. 16
    2)Xã hội Thương Chu phản ánh qua Giáp Cốt Văn và Kim Văn. 18
    IV. ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ nghệ thuật thư pháp. 24
    V.ý nghĩa của việc sử dụng Chữ Hán hiện đại. 27
    1.Vấn đề ngôn ngữ dân tộc thống nhất . 28
    2.Xây dựng văn tự chữ cái: 29
    3.Vấn đề giản hoá: 30

    Chương III: ảnh hưởng của Chữ Hán ra bên ngoài 31
    I. Về mặt văn tự 31
    1. Nhật Bản 31
    2. Triều Tiên 32
    3. Hàn Quốc: 34
    4.Việt Nam 34
    II. Về mặt nghệ thuật: 40
    1. Nhật Bản 40
    2. Việt Nam. 41

    Lời kết 43
     
Đang tải...