Chuyên Đề Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc của đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    Một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến vận mệnh của dân tộc - đó là tư duy nhận thức của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, hoạt động nhận thức (tư duy) của Đảng có vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trên cơ sở của một nhận thức nhất định mà Đảng vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách. Nhận thức đúng, sai quyết định đến xu hướng, bước tiến, qui mô và có thành bại của cuộc cách mạng.
    Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật và độc đáo trong tư duy về con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
    Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đã được chủ nghĩa Mác - Lênin giải quyết khá căn bản về mặt lý luận. Dường như, sau khi giành được chính quyền, các Đảng Cộng sản chỉ việc quán triệt cho đầy đủ những luận điểm lý luận và sử dụng kinh nghiệm của các nước đi trước cho phù hợp với hoàn cảnh nước mình. Nhiều lắm là đem đến cho nó một vẻ riêng biệt nào đó trên cơ sở của cùng một con đường, đã được hình dung sẵn. Nhưng trong thực tế ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và ở Việt Nam, đã có một quá trình không đơn giản, thậm chí có không ít vấp váp, sai lầm, đến độ phải đổi mới nhận thức về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    Vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng ta hình dung ngay từ khi thành lập Đảng. Đó là con đường sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng điền địa và phản đế, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Đảng đã bước đầu chuẩn bị cho những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng phải đến năm 1954, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, vấn đề quá độ mới thực sự được đặt ra. Những kinh nghiệm và nhận thức của hai Đảng lớn Liên Xô, Trung Quốc về thời kỳ quá độ khi ấy được thừa nhận là có ý nghĩa phổ biến.
    Vì những lí do chủ quan và khách quan, mặc dù có nêu việc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội (tại Hội nghị Trung ương lần VIII, 8-1955). Thời kỳ kỳ 1954 - 1957 Đảng chưa thể vạch ra một chương trình tổng thể xây dựng miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Những giải pháp kinh tế-xã hội xuất phát từ thực tiễn đất nước nhằm khôi phục kinh tế đã tỏ ra có hiệu quả to lớn. Nhưng nó sớn bị ngưng lại và dường như chỉ được coi là chuẩn bị tiền đề cho miền Bắc bắt đầu vào thời kỳ quá độ, hơn là những biện pháp, chủ trương cần có của chính thời kỳ quá độ.
    Khi rõ ràng không còn khả năng hiệp thương hoà bình giải quyết vấn đề thống nhất đất nước, khi gánh nặng của cuộc cách mạng ở từng miền và cả nước tuỳ thuộc vào đôi vai của miền Bắc và sau Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân ở Matxơcơva 1957 và 1960. Đảng dứt khoát khẳng định miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ và mặc nhiên thừa nhận những quy luật của cuộc cách mạng theo các mô hình chung lúc đó.
    Nhà nước chuyên chính vô sản trên nền tảng kinh tế của chế độ công hữu dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến hành các cuộc cải biến về văn hoá - tư tưởng nhằm thiết lập hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội III (9-1960) đến Đại hội IV (12-1976) của Đảng, những quan điểm đó không thay đổi, về hình thức, bước đi để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của thời kỳ quá độ - Chủ trương tương đối nhất quán của Đảng là phải tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Từ 1976, Đảng có chủ trương kết thúc thời kỳ quá độ sau vài ba kế hoạch 5 năm. Có thể nói, với công thức chuyên chính vô sản - chế dộ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, mà Đại hội IV đề ra những quan niệm về “chủ nghĩa xã hội - Nhà nước” đã đạt đến nhận thức cao nhất vượt qua những điều kiện thực tiễn đất nước.
    Nội dung nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ 1975 - 1986 đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu tổng kết bằng những nhận định, tư liệu phong phú và sâu sắc. Trong bài viết này tôi xin đi sâu hơn về quá trình nhận thức của Đảng. Đó là quá trình tìm tòi, phát hiện và không ngừng đấu tranh để giữ vững lập trường cách mạng theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình nhận thức được chia làm 2 thời kỳ và được đánh dấu bằng hai kỳ đại hội. Đó là đại hội IV và V của Đảng. Từ 1975 - 1986 nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội càng được củng cố và nâng cao hơn.


    A. MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 4
    Chương 1: VÀI NÉT VỀ NHẬN THỨC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN, HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN VỀ ĐỔI MỚI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 4
    1.1. Khái niệm đổi mới 4
    1.2. Quan điểm về thời kỳ quá độ lên CNXH 4
    1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. 4
    1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh. 11
    1.2.3 Quan điểm của Đảng. 12
    Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở NƯỚC TA TỪ 1986 – NAY. 13
    2.1. Tính tất yếu của việc hình thành đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng CNXH Ở Việt Nam. 13
    2.1.1. Về mặt khách quan: 13
    2.1.2 Về mặt chủ quan: 17
    2.2 Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từ 1986 đến nay. 19
    2.2.1 Đường lối đổi mới từng bước được hình thành trong quấ trình Đảng chỉ đạo cách mạng Việt Nam 1975 - 1985. 19
    2.2.2 Đại hội VI – Khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện các mặt và các Đại hội sau tiếp tục bổ sung 21
    2.3 Đánh giá, nhận xét đường lối đổi mới trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1986 đến nay. 31
    2.3.1 Thành tựu đạt được. 31
    2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế. 35
    2.4 Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về đường lối đổi mới của ta trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từ 1986 đến nay. 36
    2.4.1 Ý Nghĩa. 36
    2.4.2. Bài học kinh nghiệm 37
    C. KẾT LUẬN. 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...