Tiểu Luận Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC:

    Mở đầu 1
    Nội dung 1

    A – Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1
    I.Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 1
    1.Lực lượng sản xuất 1
    2. Quan hệ sản xuất .1
    II. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2
    a.Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất 2
    b. Tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2
    B – Thực tiễn vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtở Việt Nam hiện nay 3
    1. Trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986) .3
    2. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay 4
    a. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam 4
    b. Những quan hệ sản xuất đang được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 6
    3. Một số phương hướng tiếp tục vận dụng đúng đắn quy luật này ở Việt Nam 6

    Kết luận 7

    Danh mục tài liệu tham khảo.

    MỞ ĐẦU
    Sự phát triển kinh tế - xã hội loài người gắn liền với sự phát triển phương thức sản xuất qua các giai đoạn lịch sử. Vấn đề nghiên cứu và vận dụng những quy luật sản xuất của chủ nghĩa Mac – Lênin luôn đòi hỏi phải từng bước thực hiện. Lựa chọn đề tài “ Sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, bài làm dưới đây của em trình bày cơ bản về quy luật và sự vận dụng quy luật ở nước ta. Bài làm còn nhiều thiếu sót, rất mong thầy cô góp ý.
    Em xin cảm ơn.

    NỘI DUNG
    A- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
    I. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất:
    1. Lực lượng sản xuất:
    Lực lượng sản xuất là toàn bộ những yếu tố mà con người dùng để tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải trong xã hội.
    Lực lượng sản xuất gồm hai yếu tố, là người lao động và tư liệu sản xuất.
    Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động lại bao hàm yếu tố công cụ lao động và tư liệu lao động khác. Còn đối tượng lao động có đối tượng lao động có sẵn và sản phẩm lao động.
    Người lao động là người có sức khỏe, có kĩ năng, trình độ kĩ xảo biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
    2. Quan hệ sản xuất:
    Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).
    Quan hệ sản xuất bao gồm, thứ nhất là quan hệ sở hữu trong tư liệu sản xuất, thứ hai là quan hệ quản lý phụ thuộc vào quan hệ sở hữu cá nhân, người có quan hệ quản lý là người điều hành quan hệ sản xuất, thứ ba là quan hệ phân phối sản phẩm, phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, cụ thể: nếu quan hệ sở hức là công hữu thì sản phẩm lao động được chia đều, nhưng nếu là tư hữu thì phụ thuộc người có trong tay tư liệu sản xuất.
    Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối qun hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
    II. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
    a)Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
    Để tạo năng suất lao động cao, sức lao động ít, người lao động cần cải tiến công cụ lao động, kĩ năng sử dụng công cụ lao động được hoàn thiện. Vì vậy, lực lượng sản xuất là yếu tố luôn thay đổi, kéo theo quan hệ sản xuất sớm hay muộn cũng thay đổi theo:
    Giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có sự phát triển không đều: trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động luôn thay đổi, công cụ sản xuất cũng thay đổi nhưng quan hệ sở hữu chậm thay đổi hơn.
    Xuất hiện trong cùng một giai đoạn, giữa các địa phương, giữa các ngành nghề, lực lượng sản ở những trình độ khác nhau, cần có những quan hệ sản xuất khác nhau cho phù hợp.
    b) Tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
    Trong thực tế không thể có sự kết hợp các nhân tố của quá trình sản xuất để tạo ra năng lực thực tiễn cải biến các đối tượng vật chất tự nhiên có thể diễn ra bên ngoài các quan hệ sản xuất nhất định.
    Quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế xã hội của quá trình sản xuất luôn có khả năng tác động trở lại nội dung vật chất kĩ thuật của quá trình đó – lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy sản xuât phát triển, năng suất lao động tăng; ngược lại, khi không phù hợp sẽ dẫn tới, hoặc quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc uan hệ sản xuất tiên tiến hơn, nhưng đều không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất gây kềm chế sự phát triển.
    Bên cạnh đó, đặt trong một hình thức kinh tế xã hội nhất định thì lực lượng sản xuất của xã hội đó mới được duy trì, khai thác sử dụng và phát triển.
    Giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn, song có sự thống nhất nhất định. Xét trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, quan hệ sản xuất càng phù hợp với lực lượng sản xuất thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng tạo nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đóng vai trò là hình thái kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó. Còn quan hệ sản xuất này lại dần trở thành kìm hãm sự phát triển đó, tạo mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập mối quan hệ thống nhất giữa chúng.
    Sự mâu thuẫn và thống nhất giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo quy luật từ thay đổi về lượng thành thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định
    B - Thực tiễn vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay:
    1.Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986):
    Với Đại thắng mùa xuân 1975, cả nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, chấn chỉnh lại nền kinh tế đang có nhiều khó khăn.
    Sau một thời gian ngắn, những cơ sở sản xuất công – nông nghiệp của các phần tử phản động, tư sản mại bản đã được chuyển sang khu vực quản lý của Nhà nước, được tạo điều kiện thuận lợi để trở lại hoạt động. Từ 1976 – 1980, nước ta cải tạo quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể được đẩy lên mức cao nhất ở các tỉnh phía bắc, xác lập ở các tỉnh phía nam. Về hình thức, công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất đã thành công. Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ quan hệ sản xuất có phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có hiệu quả kinh tế hay không, thì vấn đề lại khác: Khu vực kinh tế quốc doanh, dù được đầu tư nhiều nhưng làm ăn kém hiệu quả; khu vực kinh tế tập thể cũng trong tình trạng như vậy. Ở miền Bắc, quy mô của các hợp tác xã nông nghiệp càng lớn thì hiệu quả càng thấp. Ở miền Nam, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được thành lập ồ ạt nhưng cũng không có hiệu quả nên nông dân không hưởng ứng. Kết quả là cuối năm 1980, sau khi đánh giá là đã hoàn thành hợp tác hóa nông thôn thì hàng loạt hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đã tan rã.
    Tương tự, cơ sở vật chất kỹ thuật nền kinh tế quốc dân được tăng cường so với trước, nhưng tốc độ tăng không tương ứng với mức đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác, hiệu quả kinh tế của hệ thống cơ sở vật chất lại thấp. Giá trị tài sản cố định và trang bị cho một lao động tăng nhưng năng suất lao động xã hội tính bằng thu nhập quốc dân theo giá so sánh lại giảm.
    Sau đó, giai đoạn 1981 – 1985, tuy có điều chỉnh cơ cấu đầu tư và một số thay đổi trong cơ cấu quản lý sản xuất, nhưng về cơ bản vẫn vận hành chế độ quản lý cũ là lối quản lý quan liêu bao cấp. Vấn đề là ở, lực lượng sản xuất so với thời điểm sau chiến tranh đã có nhiều tiến bộ về số lượng và chất lượng, nhưng chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu quan hệ sản xuất ở mức cao như vậy.
    Từ thực tế nền sản xuất của nước ta giai đoạn trước 1986, có thể thấy sự không phù hợp khi duy trì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở trình độ quá cao với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vừa qua chiến tranh. Điều này trái với quy luật, kết quả là sự khủng hoảng trầm trọng nền kinh tế lục bấy giờ.
    2. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay:
    a) Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam:
    Thứ nhất, xét trình độ người lao động – yếu tố quyết định trong các yếu tố tao thành lực lượng sản xuất.
    Lực lượng lao động hiện tại đã có những thay đổi tích cực hơn trước. Người lao động Việt Nam hiện có khoảng 50,4 triệu người, tập trung trong độ tuổi 25 – 50. Đây là độ tuổi lao động lý tưởng và có thể đào tạo có hiệu quả. Như vậy, có thể nói Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước phát triển đang thiếu nhân lực như Hàn Quốc, Nhật Bản
    Trình độ người lao động nước ta có sự cải thiện về chất lượng, tuy nhiên lại không đồng đều và khác nhau ở các lĩnh vực: trình độ người lao động thủ công, giản đơn; trình độ người lao động cơ khí, máy móc; trình độ người lao động với những máy móc hiện đại, tự động hóa; trong mỗi lĩnh vực, tỉ lệ lao động có trình độ lao động cao cũng không nhiều: chủ yếu là lao động có trình độ thấp, gần 2/3 chưa được đào tạo, gần 3/4 tổng số lao động đang làm những công việc bấp bênh, tiền công và điều kiện làm việc nghèo nàn. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ người có trình độ học vấn đại học còn thấp, đội ngũ lao động trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ khoa học ) chỉ chiếm 20,5% trên tổng số lao động mà vẫn trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Sinh viên các trường đại học, cao đẳng thiếu kỹ năng làm việc cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, đặc biệt thiếu kỹ năng về giao tiếp và tiếng Anh, cũng như kiến thức thực tế về một công việc nào đó. Không thể nói rằng lao động Việt Nam không có năng lực, nhưng rõ ràng để nâng cao kỹ năng, kỹ xảo trong sản xuất thì lao động Việt phải học hỏi thêm nữa trong một thời gian dài.
    Thứ hai, trình độ tư liệu lao động.
    Công cụ lao động hiện nay ở nước ta rất đa dạng. Công cụ lao động thủ công chiếm phần lớn trong nông nghiệp, còn trong công nghiệp chiếm đến 60% lao động giản đơn. Nhưng bên cạnh đó cũng có công cụ lao động ở trình độ cơ khí hóa, hiện đại hóa, tự động hóa. Những công cụ lao động này còn đan xen nhau trong một cơ sở sản xuất, trong một nhà máy và rải rác ở nhiều lĩnh vực. Phương Tây nhìn một cách đại thể từ lao động thủ công lên máy móc cơ khí, rồi lên tự động hóa, thì ở ta hiện nay có tất cả. Điều này phản ánh tính chất nhiều trình độ của công cụ lao động nước ta hiện nay, và đặt ra yêu cầu đối với người lao động phải thích nghi với sự đa dạng trình độ công cụ lao động.
    Ngoài ra, khoa học kỹ thuật nước ta hiện tuy có những nghiên cứu, học hỏi ứng dụng song nhìn chung vẫn thấp, chậm phát triển so với nước ngoài. Đây cũng là vấn đề đang cần khắc phục để cải thiện trình độ tư liệu lao động nói chung.
    b) Những quan hệ sản xuất đang được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:
    Trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay khá đa dạng, nhiều trình độ. Do vậy, muốn sản xuất phát triển thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lôgíc tất yếu, quan hệ sản xuất hay trong quan hệ sản xuất cũng phải đa dạng, nghĩa là phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Cụ thể hiện nay chúng ta có năm thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này càng phản ánh rõ nét tính chất chủ quan duy ý chí của thời kỳ 1975- 1986 với hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể.
    Ở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa – đã có thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có ba hình thức sở hữu là toàn dân, tập thể và tư nhân, phân phối theo nhiều cách khác nhau như theo lao động (khả năng, năng lực, sức lực, trí tuệ), hay theo hiệu quả kinh tế, mức đóng góp vốn cùng các nguồn khác thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên sản xuất – trao đổi hàng hóa ở trình độ cao (chủ nghĩa tư bản). Vì thế bên cạnh thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa thì Việt Nam phải tiến hành xây dựng kinh tế thị trường đến mức nhất định. Gắn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa – ở Việt Nam có kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với hình thức sở hữu, cách thức phân phối mang đặc trưng tư bản chủ nghĩa.
    Với định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế trong nước đã giúp kinh tế Việt Nam hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường như xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân cực giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội Kết quả là giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực: trong 5 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5 %, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5 % trên cả nước. Những thành quả bước đầu này đã chứng tỏ sự vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất ở trình độ cao có tác động mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
    3. Một số phương hướng tiếp tục vận dụng đúng đắn quy luật này ở Việt Nam:
    Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ những công việc sau:
    Thứ nhất, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường, không ngừng phát triển các quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thông qua xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần: phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Thứ hai, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất thông qua đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo. Qúa trình hiện đại hóa công nghiệp hóa đương nhiên cần có sự phát triển khoa học công nghệ, và phải phát triển đồng đều, quan trọng hơn là giáo dục đào tạo đội ngũ lao động có trình độ. Hiện có không ít hình thức đào tạo sau khi tuyển dụng của các doanh nghiệp, công ty lớn, nhưng chỉ là đào tạo cơ bản. Do đó, để có hiệu quả lâu dài, cần có nhiều hơn hình thức đào tạo và đào tạo chuyên sâu hơn cho người lao động, nhất là lao động trình độ cao. Thêm vào đó là học hỏi trao đổi công nghệ với các nước phát triển hơn trên thế giới các lĩnh vực còn yếu kém như điện tử, năng lượng

    KẾT LUẬN
    Thực tế trên đã chứng minh rõ mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ là mối quan hệ biện chứng, liên hệ mật thiết, không tách rời. Chúng ta cần nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo và đúng đắn quy luật, để có thể phát triển đất nước một cách bền vững./
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1.http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/7/24/24/203694/Default.aspx
    2.http://***********/xem-tai-lieu/lua .inh-do-phat-trien-cua-luc-luong-.1170187.html
    3.http://lemc4.molisa.gov.vn/NewsDetail.aspx?lg=89&ID=148
    4.http://www.gso.gov.vn/khodulieuldvl .ÊU DỮ LIỆU > Khái niệm, định nghĩa, cách tính
    5.http://lemc4.molisa.gov.vn/NewsDetail.aspx?lg=89&ID=148
    6.http://123.30.190.43:8080/tiengviet .168&subtopic=306&leader_topic=&id=BT851235818
    7. Trường đại học Luật Hà Nội (2009) , Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
    9. Góp phần hướng dẫn học tập môn triết học Mác – Lênin (2003), tập 2 – Nxb Chính trị quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...