Luận Văn Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Mục lục


    Mở đầuChương 1. SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA VÀ MỸ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
    1.1. Khái lược lịch sử quan hệ Xô- Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh
    1.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ sau khi Liên Xô tan rã đến cuối thập niên 90
    1.3. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ
    Chương 2. QUAN HỆ NGA-MỸ TRONG THẬP NIÊN 902.1. Quan hệ Nga- Mỹ trong lĩnh vực chính trị- đối ngoại, quân sự- an ninh
    2.2. Quan hệ kinh tế- thương mại và khoa học- công nghệ Nga- Mỹ
    2.3. Những xu hướng vận động của quan hệ Nga- Mỹ
    Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ NGA-MỸ ĐẾN VIỆT NAM3.1. Ảnh hưởng về mặt chính trị, đối ngoại và an ninh
    3.2. Ảnh hưởng về kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật
    Kết luậnDanh mục các công trình của tác giảDanh mục tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]

    Trang1

    8
    8

    23
    48
    72

    72
    103
    122
    137
    137
    160
    180
    184
    186
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]












    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử loài người, Ýt nhất từ thời cận đại, các nước lớn, các cường quốc từng đóng vai trò quyết định trật tự thế giới và chi phối hệ thống các quan hệ quốc tế (QHQT). Đường hướng vận động, phát triển của lịch sử thế giới phụ thuộc chủ yếu vào tham vọng và lợi Ých chiến lược của các nước lớn, vào sự hoà hoãn hoặc chiến tranh giữa các nước lớn. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ đã tồn tại với tư cách hai siêu cường đứng đầu hai hệ thống chính trị-xã hội đối lập, kiềm chế, chi phối lẫn nhau, đồng thời chi phối đời sống chính trị thế giới và hệ thống các QHQT. Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên đó đã đặt cả thế giới vào tình trạng đối đầu căng thẳng và thù địch.
    Đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do tác động của hàng loạt các nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài, cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và trật tự thế giới hai cực tan rã. Từ thời điểm này, cộng đồng các quốc gia- dân tộc vận động và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử rất mới và rất khác thời kỳ chiến tranh lạnh, vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra những thách thức mới đối với họ. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh diễn biến phức tạp, diện mạo một trật tự thế giới mới thay cho trật tự hai cực đã tan rã vẫn chưa định hình. Sau mấy thập niên chiến tranh lạnh, một mặt các nước lớn nhỏ đều muốn có môi trường quốc tế hoà bình, ổn định để phát triển, nên nhìn chung đều điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại theo hướng tránh đối đầu, tăng cường hợp tác, liên kết, hội nhập trên các tầng nấc khác nhau. Mặt khác, các nước- trước hết là các nước lớn- cũng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm giành giật vai trò, vị trí có lợi nhất cho mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành. Động thái quan hệ giữa các nước lớn diễn ra hết sức phức tạp, chứa đầy những yếu tố khó lường. Trong khi đó, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn thời kỳ sau chiến tranh lạnh vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội loài người.
    Quan hệ giữa Nga và Mỹ- với tư cách là quan hệ giữa hai nước lớn- không nằm ngoài tình hình chung đó. Song quan hệ Nga- Mỹ là cặp quan hệ có những nét đặc thù. Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hiện nay quan hệ Nga- Mỹ, bất luận những biến thiên của lịch sử, vẫn là cặp quan hệ chủ chốt, đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các QHQT. Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh, dù theo hướng nào, cũng tác động lớn đến cục diện thế giới, đến đời sống chính trị và an ninh thế giới. Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh diễn biến khá phức tạp, phản ánh rõ nét nhất, điển hình nhất thực trạng quan hệ giữa các nước lớn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng quan hệ giữa hai nước lớn Nga- Mỹ thực sự hữu Ých, thực sự cần thiết đối với tất cả các nước lớn nhỏ. Hơn nữa, việc nghiên cứu đó không chỉ nhằm xác định diện mạo của một mối quan hệ cụ thể giữa hai nước lớn, mà còn góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận đặt ra trong quan hệ giữa các nước lớn và giữa các nước lớn với các nước nhỏ nói chung trong thời kỳ quá độ từ trật tự thế giới hai cực sang trật tự thế giới mới.
    Do điều kiện lịch sử đặc biệt của mình, hơn nửa thế kỷ qua Việt Nam luôn nằm trong toan tính chiến lược của các nước lớn như Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. Những nước lớn đó, đặc biệt là Liên Xô và Mỹ, đã có những tác động rất lớn, cả hai chiều tích cực và tiêu cực, đến sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô bị thủ tiêu làm thay đổi tương quan lực lượng trên trường quốc tế từ trạng thái cân bằng sang có lợi cho Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) phát triển. Quan hệ giữa Nga- đã từng là đồng minh chiến lược của Việt Nam, và Mỹ- đã từng là đối thủ chiến lược của Việt Nam, dù vận động, phát triển theo hướng nào (hoà hoãn, hợp tác hay căng thẳng, xung đột) thì cũng đều ảnh hưởng đến nước ta với tư cách là một nước nhỏ, có lợi Ých chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thực tiễn quan hệ giữa Nga và Mỹ từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cho thấy Việt Nam đã và sẽ còn phải chịu sức Ðp và ảnh hưởng qua lại của quan hệ Nga- Mỹ. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết của chính sách đối ngoại Việt Nam trong quan hệ với Nga và Mỹ. Việc nghiên cứu sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam không chỉ nhằm rót ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm thúc đẩy quan hệ Việt- Nga và Việt- Mỹ, mà còn cung cấp những luận cứ khoa học góp phần đưa phương châm đối ngoại cân bằng trong quan hệ với các nước lớn vào thực tiễn hoạt động đối ngoại cho sát đúng với từng nước lớn cụ thể.
    Vì tất cả những lẽ đó, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Sự vận động của quan hệ Nga- Mỹ sau chiến tranh lạnh và ảnh hưởng của quan hệ đó đến Việt Nam” làm đề tài luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...