Luận Văn Sự vận động của phong trào không liên kết từ năm 1991 đến 2006

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, trong bối cảnh cuộc chiến
    tranh lạnh diễn ra gay gắt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cao trào
    giải phóng dân tộc, ngày 1/9/1961 tại Bengrat (Nam Tư) Phong trào
    Không liên kết (Non - Aligned Movement - NAM) đã ra đời, khẳng
    định vị thế cũng như xu hướng tập hợp lực lượng của các quốc gia độc
    lập non trẻ. Trong bối cảnh thế giới hai cực, diễn đàn này đã trở thành
    một nhân tố chính trị quốc tế quan trọng góp phần vào cuộc đấu tranh
    bảo vệ hoà bình thế giới, cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải
    phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của các quốc gia, đấu tranh vì
    một thế giới công bằng và bình đẳng.
    Sau sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông
    Âu, tương quan lực lượng thay đổi bất lợi cho phong trào cách mạng
    thế giới đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của
    Phong trào Không liên kết. Phong trào đã không tránh khỏi sự khủng
    hoảng phân liệt, thậm chí đứng trước câu hỏi lớn và bức xúc “Tồn tại
    hay không tồn tại ?.” Nhờ kịp thời thích ứng với tình hình mới, trên cơ
    sở kiên định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản đã đề ra, nên từ sau
    chiến tranh lạnh đến nay, Phong trào đã dần dần phục hồi và phát
    triển. Mặc dù còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng
    Phong trào vẫn tiếp tục là một tập hợp lực lượng, một diễn đàn rộng
    lớn của các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh chống cường
    quyền, áp đặt của các nước lớn, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình, độc lập
    dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Là một thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết từ
    tháng 9-1976, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm góp phần thúc đẩy
    sự đoàn kết, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Phong trào. Hiện nay
    với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa phương hoá, đa
    dạng hoá, Việt Nam đang tiếp tục phát huy vai trò tích cực của mình
    trong Phong trào Không liên kết.Việc nghiên cứu một cách có hệ
    thống sự vận động, phát triển và triển vọng của Phong trào Không liên
    kết từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay có ý nghĩa lý luận và
    2
    thực tiễn rất lớn trong việc làm rõ vai trò của các nước đang phát triển
    nói chung, của Phong trào nói riêng trong cục diện thế giới mới hiện
    nay. Đồng thời điều đó còn góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối
    đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ
    quốc tế, tiếp tục khẳng định vai trò, và đóng góp lớn hơn nữa của Việt
    nam vào sự nghiệp chung của Phong trào phấn đấu thực hiện mục tiêu
    của thời đại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Xuất phát từ những nhận thức trên tác giả chọn đề tài: "Sự vận
    động của Phong trào Không liên kết từ năm 1991 đến 2006 " làm đề
    tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công
    nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    ởnước ngoài, quá trình ra đời, vận động và phát triển của Phong
    trào Không liên kết là đề tài đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu ở
    nhiều nước, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Trong
    đó đáng chú ý là các ấn phẩm như: "Phong trào Không liên kết" của
    nhiều tác giả do I.Kovalenko chủ biên (tiếng Nga) - Nhà xuất bản
    khoa học Matxcova - 1985; "Phong trào Không liên kết trong thế giới
    hiện đại” của nhiều tác giả do Y. Etinger chủ biên (tiếng Nga) - Viện
    kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế trực thuộc Viện hàn lâm khoa học
    Liên Xô - 1985; "Triển vọng Phong trào Không liên kết” của R.Khan
    (ấn Độ) (tiếng Nga) - Nhà xuất bản Quan hệ quốc tế Matxcova - 1986;
    “Phong trào Không liên kết và hệ tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc”
    của Muatsakamian Mkrtich - Viện Mác – Lênin, Hà nội - 1986. Nhìn
    chung, các công trình này đã đề cập đến Phong trào Không liên kết ở
    nhiều góc độ khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào lịch sử ra đời,
    sự phát triển và vai trò của Phong trào qua các giai đoạn trong thời kỳ
    chiến tranh lạnh.
    Kể từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và
    Liên Xô đã tác động mạnh mẽ đến Phong trào Không liên kết, Phong
    trào không tránh khỏi khó khăn, khủng hoảng, vai trò của Phong trào
    trở nên mờ nhạt, do vậy các công trình, bài viết nghiên cứu về Phong
    trào Không liên kết giai đoạn từ 1991 đến nay không nhiều. Hiện nay,
    Trung tâm nghiên cứu Phong trào Không liên kết (IINS) của ấn Độ
    3
    thành lập từ năm 1980 được xem là nơi có nhiều công trình nghiên cứu
    về Phong trào Không liên kết với sự điều chỉnh thích ứng, để từng
    bước phục hồi, củng cố và những vấn đề đặt ra cho Phong trào sau
    chiến tranh lạnh. Trong số này, đáng chú ý là các ấn phẩm như "Lịch
    sử phong trào không liên kết (Từ Băngdung đến Cartagena) của
    Govind N.Srivastava và S.K.Sahni (tiếng Anh) - Nxb NiuĐêli - 1995;
    Phong Trào Không Liên Kết và Sự phát triển” của tác giả Pramilar
    Srivastava, (tiếng Anh) - Nxb NiuĐêli - 2000; “Hướng tới một Phong
    Trào Không Liên Kết năng động và gắn kết hơn: Những thách thức
    của thế kỷ XXI" của tác giả Pramilar Srivastava, (tiếng Anh) - Nxb
    NiuĐêli - 2006. Ngoài ra, có thể tìm thấy nhiều bài viết về Phong trào
    Không liên kết được đăng tải trên các Website về NAM, về các nước
    đang phát triển. Ví dụ như bài viết: “Chủ nghĩa đa phương và Phong
    trào Không liên kết - các nước phương Nam sẽ làm gì và đi về đâu ?”
    của tác giả Sally Morphet và bài “Đổi mới, con đường gồ ghề của
    Phong trào Không liên kết”của tác giả Alejandro Kirk trên trang
    web.http://www.ipstrraviva.net/TV/ Noal/en/viewstor.asp?idnews.
    ở trong nước, đề tài về Phong trào Không liên kết cũng đã thu hút
    sự chú ý của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên số lượng không nhiều.
    Trong đó đáng chú ý nhất là cuốn sách tham khảo "Phong trào Không
    liên kết" của Võ Anh Tuấn - Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội - 1999.
    Qua các Văn kiện của phong trào, các diễn văn tham luận của đại biểu
    Việt Nam tại các Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao, tác
    giả đã phác hoạ quá trình hình thành và phát triển của Phong trào
    Không liên kết từ khi ra đời cho đến Hội nghị Cấp cao lần thứ XII
    (1998).
    - Khi đề cập đến hoạt động của các tổ chức quốc tế và mối quan
    hệ của các tổ chức quốc tế với Việt Nam, trong cuốn sách “Các tổ
    chức quốc tế và Việt nam” (Vụ Các tổ chức quốc tế của Bộ ngoại giao
    - Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội - năm 2005) đã cập nhật những thông
    tin cơ bản về Phong trào Không liên kết từ khi ra đời đến Hội nghị cấp
    cao năm 2003. Khi đề cập đến quan hệ Việt Nam với Phong trào
    Không liên kết cuốn sách nhấn mạnh sự đóng góp của Việt Nam vào
    việc tăng cường đoàn kết, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu của Phong
    trào.
    4
    - Tổng kết hoạt động đối ngoại Việt nam trong thời gian qua,
    cuốn sách: “Đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới” (Vụ hợp tác
    quốc tế - Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương- Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà nội - 2005) nhấn mạnh phát triển quan hệ với các nước Không liên
    kết, các nước đang phát triển vẫn tiếp tục là một nội dung, phương
    hướng quan trọng. Cuốn sách cũng đã đề cập đến sự ra đời, phương
    thức tổ chức, hoạt động, các giai đoạn phát triển cũng như sự tham gia,
    đóng góp của Việt Nam vào Phong trào về hợp tác Nam-Nam, phát
    triển quan hệ Bắc-Nam, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của
    các nước lớn vào công việc nội bộ của các nước đang phát triển.
    - Khi nghiên cứu về vấn đề liên kết tập hợp lực lượng trong bối
    cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách “Một số vấn đề về liên kết tập hợp lực
    lượng trên thế giới”(Hoàng Thụy Giang và Nguyễn Mạnh Hùng- Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà nội - 2002) đã đề cập đến Phong trào Không
    liên kết dưới góc độ là một trong các xu thế liên kết tập hợp lực lượng
    trên thế giới. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình Phong trào
    Không liên kết đã có vai trò và những đóng góp quan trọng trong đời
    sống chính trị thế giới. Đây cũng là những nhận định về Phong trào
    được đề cập trong đề tài khoa học “Những đặc điểm chủ yếu, những xu
    thế lớn của thế giới và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” (đề
    tài KX.08.04 năm 2005 do Hoàng Thụy Giang làm chủ nhiệm).
    - Với cách tiếp cận khác về Phong trào Không liên kết, luận án
    tiến sĩ lịch sử của tác giả Thái Văn Long (2004): “Cuộc đấu tranh bảo
    vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong quá
    trình toàn cầu hóa” đã đề cập đến Phong trào Không liên kết với tư
    cách là một tổ chức quốc tế điển hình của các nước đang phát triển và
    là một lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại sự
    thống trị và can thiệp của chủ nghĩa đế quốc bảo vệ độc lập dân tộc,
    quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc.
    Ngoài ra, còn một số bài viết về Phong trào Không liên kết được
    công bố trên các báo, tạp chí với nhiều góc độ khác nhau như: "Sức
    sống và triển vọng mới của Phong trào Không liên kết" (Phạm Văn
    Chúc - T/c Cộng sản,10/1998); “Từ Băng Đung đến CuaLaLămpơ:
    Ngót nửa thế kỷ một chặng đường lịch sử của Phong trào Không liên
    5
    kết ”(Hà Mỹ Hương - T/c Cộng sản, Số 24 - 8/2003); "Phong trào
    Không liên kết tăng cường sự đoàn kết trước những thách thức mới"
    (Phan Văn Rân - Thông tin Nghiên cứu Quốc tế, 1/2003); "Phong trào
    Không liên kết - tập hợp lực lượng của các nước đang phát triển " (Ngô
    Chí Nguyện - T/c Lý luận chính trị, 10/ 2006). Các tác giả đều cho
    rằng sau hơn bốn thập niên ra đời và phát triển trải qua nhiều thăng
    trầm trước những biến động của thế giới nhưng Phong trào tiếp tục
    khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống chính trị quốc tế.
    - ở mức độ gián tiếp hơn, một số bài viết, công trình nghiên cứu
    khi đề cập đến các nước đang phát triển, các nước phương Nam, đã
    phân tích một số vấn đề đang đặt ra đối với Phong trào Không liên kết
    trong bối cảnh thế giới mới như: “Những thách thức phương Namcủa
    Ban Phương Nam Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1996; “Trật tự thế
    giới thời kỳ chiến tranh lạnh” do Nguyễn Xuân Sơn (Chủ biên) - Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội -1997; Các nước đang phát triển trong bối
    cảnh toàn cầu hoá” - (Nguyễn Hoàng Giáp - T/c Cộng sản, số 17 -
    2001; “Hợp tác Nam - Nam trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện
    nay” (Hồ Châu - T/c lý luận chính trị, 12/2004); “Các nước đang phát
    triển trong cuộc đấu tranh cho trật tự kinh tế mới” (Nguyễn Quế Nga,
    T/c Những vấn đề Kinh tế thế giới, 12/2007); Giàu nghèo xa cách -
    mối quan ngại của thế giới hiện nay (T/c Báo cáo viên - Ban Tuyên
    giáo TƯ, Trung tâm Thông tin Công tác tuyên giáo, 8-2008). Các công
    trình, bài viết này đã tập trung phân tích hiện trạng của các nước đang
    phát triển với nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, nợ nước ngoài ngày càng
    trầm trọng và sự bất ổn về chính trị - xã hội đang là những thách thức
    to lớn đối với các nước này trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.
    Trong bối cảnh thế giới mới, Phong trào Không liên kết kịp thời có
    những điều chỉnh về nội dung, phương thức hoạt động để tiếp tục là
    diễn đàn tập hợp lực lượng, là chỗ dựa tinh thần của các nước đang
    phát triển.
    Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu nêu trên đã
    đề cập đến sự vận động và phát triển của Phong trào Không liên kết
    dưới những góc độ khác nhau hoặc trong từng vấn đề cụ thể như: bối
    cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển cũng như kết quả, nội dung hoạt
    6
    động trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, số công trình khoa học nghiên cứu
    một cách hệ thống toàn diện, chuyên sâu về sự vận động của Phong
    trào Không liên kết từ năm 1991 đến 2006 hầu như chưa có. Chủ đề
    này chưa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập của một công trình
    khoa học nào ở trong cũng như ngoài nước, đặc biệt trên qui mô một
    luận án tiến sĩ chuyên sâu để đánh giá toàn diện về tính chất, nội dung,
    phương thức và xu hướng vận động, của Phong trào trong hơn một
    thập niên sau chiến tranh lạnh.Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên
    quan đến đề tài luận án nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có một
    công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về
    đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...