Thạc Sĩ Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ tày và truyện thơ thái

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bống Hà, 28/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Bống Hà, 28/4/13
    Last edited by a moderator: 28/4/13
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    + Đối tượng nghiên cứu:
    Truyện thơ của dân tộc Tày và truyện thơ của dân tộc Thái.,
    + Phạm vi nghiên cứu:, - Chỉ nghiên cứu về phương diện nôi dung, không nghiên cứu về phương, diện hình thức thể hiện (tức phương diện nghệ thuật)., - Chỉ nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, không nghiên cứu toàn bộ, các tác phẩm trong kho tàng truyện thơ của hai dân tộc, cụ thể là: Truyện thơ dân tộc Tày, nghiên cứu ba tác phẩm: Truyện Thị Đan, Chiêu, Đức, Nàng Kim., Truyện thơ dân tộc Thái, nghiên cứu ba tác phẩm: Khăm Panh, Tiễn dặn, người yêu, Chàng Lù - nàng Ủa., Đây là những tác phẩm tiêu biểu bởi đã được công bố, dịch và xuất bản, từ rất sớm (sớm nhất trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số)., Trong đó, truyện thơ được công bố sớm nhất (vào năm 1957), nhiều lần nhất, và có nhiều bản dịch nhất là Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Về truyện, thơ này, khi bàn về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Lê, Trường Phát đã viết: “Nếu cần một tác phẩm văn học cổ truyền để đặt lên nó, vòng nguyệt quế vinh quang thì không tác phẩm nào sánh được với Tiễn dặn, người yêu” [70, tr.239]. Những tác phẩm này được xây dựng trên cơ sở của xã, hội có giai cấp trước Cách mạng Tháng Tám 1945, là văn học dân gian đích, thực, mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện ý thức tư tưởng, quan niệm đạo, đức, ước mơ, khát vọng vươn lên của người Tày, Thái xưa., Những truyện thơ trên, dân tộc Tày và dân tộc Thái rất yêu mến, say mê, coi như niềm tự hào của dân tộc mình. Họ có thể hát, kể truyện thơ ở mọi nơi, mọi lúc, “hát Tiễn dặn người yêu, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi, cày quên cày” [50, tr.48]. Dường như bất cứ người dân Tày, Thái nào cũng, tìm thấy trong truyện thơ những câu thơ thích hợp với tâm trạng mình.

    5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát

    + Phương pháp nghiên cứu:,

    - Nghiên cứu văn bản truyện thơ Tày, Thái trên cơ sở tài liệu đã được, sưu tầm, xuất bản., - Điền dã để lấy thêm tư liệu dân tộc học liên quan đến truyện thơ., - Nghiên cứu lịch sử, dân tộc học để đi tìm nguyên nhân của sự tương, đồng và khác biệt về truyện thơ giữa hai dân tộc.,

    + Tư liệu khảo sát:, Sáu truyện thơ nêu trên trong Tổng tập văn học dân gian các dân tộc, thiểu số Việt Nam, tập 22, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008., 6. Đóng góp mới của luận văn, Lần đầu tiên, truyện thơ Tày và truyện thơ Thái được so sánh với nhau., Những kết luận về sự tương đồng và khác biệt trong truyện thơ hai dân tộc sẽ, là những đóng góp mới về khoa học để hiểu thêm mối quan hệ về văn hoá, giữa hai dân tộc.,

    7. Bố cục luận văn

    Luận văn bao gồm: Mở đầu, 3 chương và Kết luận, sau đó là Tài liệu, tham khảo và Phụ lục.,

    Chương 1: Sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề giữa truyện thơ, Tày và truyện thơ Thái,

    Chương 2: Sự tương đồng và khác biệt về tư tưởng, tình cảm, thái độ của, nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái,

    Chương 3: Cơ sở lịch sử, xã hội của sự tương đồng, khác biệt về nội, dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái
     

    Các file đính kèm:

    • 4.pdf
      Kích thước:
      918.1 KB
      Xem:
      0
Đang tải...