Báo Cáo Sự truyền bá và ảnh hưởng của Nho giáo tới các nước Đông Bắc Á

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự truyền bá và ảnh hưởng của Nho giáo tới các nước Đông Bắc Á


    MỞ ĐẦU

    Trên lãnh thổ châu Á rộng lớn, Đông Bắc Á là một khu vực địa - văn hoá, địa - chính trị vốn có nhiều nét tương đồng trong lịch sử, văn hoá, cũng như chính trị. Ở đây, khái niệm Đông Bắc Á được hiểu là một khu vực địa lí gồm bốn quốc gia hạt nhân là: Trung Quốc, Triều Tiên(1), Việt Nam và Nhật Bản; trên nền tảng bốn quốc gia ấy khu vực Đông Bắc Á được mở rộng không gian tới các quốc gia, các vùng lãnh thổ có quan hệ gắn bó lâu đời với các quốc gia hạt nhân.
    Với cách hiểu Đông Bắc Á như vậy, có thể thấy rằng các quốc gia trong khu vực (chủ yếu là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam) có sự gần gũi về biên giới địa lý, gần gũi về nguồn gốc nhân chủng (cùng một đại chủng Mongoloit), có chung một cơ sở kinh tế (nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước); điều đó làm nảy sinh những nét tương đồng về phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, tâm lí ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với tự nhiên Tất cả những điểm tương đồng ấy đã tạo cho các dân tộc trong khu vực một sự đồng cảm, linh cảm hết sức tự nhiên; làm cho đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội trở nên vô cùng gần gũi; làm cho quan hệ giao lưu văn hoá - kinh tế diễn ra từ rất sớm cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo nên những mạng lưới giao lưu vùng và liên vùng. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, ngoài những yếu tố đặc trưng của văn hoá khu vực, mỗi quốc gia dân tộc cũng có những giá trị văn hoá, những sắc thái văn hoá - xã hội riêng biệt. Chính những nét tương đồng và dị biệt giữa các quốc gia trong khu vực ấy lại cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn bản sắc văn hoá khu vực ẩn chứa trong đời sống vật chất và tinh thần của các quốc gia dân tộc trên miền đất rộng lớn này.
    Một trong những đặc điểm nổi bật về văn hoá - xã hội - chính trị của khu vực trong tiến trình lịch sử phát triển chính là sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa một cách liên tục và thường xuyên. Trong đó, điển hình nhất và cũng lâu dài nhất là quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa vào các quốc gia trong khu vực (Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam); tạo nên một “vành đai văn hoá Nho giáo”(1). Thông qua việc tìm hiểu Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó trong khu vực, chúng ta sẽ thấy được nét tương đồng, mẫu số chung giữa các quốc gia; đồng thời cũng làm rõ được những nét đặc trưng riêng có của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Tuy nhiên vấn đề Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó trong khu vực Đông Bắc Á là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp, cần có những công trình nghiên cứu công phu và quy mô. Chính vì vậy, ở đây trên cơ sở trình bày khái quát sự ra đời, một số đặc điểm Nho giáo Trung Hoa và sự truyền bá, ảnh hưởng của nó vào Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam; chúng tôi sẽ nêu ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa Nho giáo các nước bị ảnh hưởng với cội nguồn của nó ở Trung Quốc, và giữa Nho giáo các nước bị ảnh hưởng (Nho giáo Triều Tiên; Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam).


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    I. NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN HOÁ ĐÔNG BẮC Á 2
    1. Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh(2) 4
    2. Hệ thống tư tưởng Hán Nho 5
    3. Hệ thống tư tưởng Tống Nho 6
    II. SỰ TRUYỀN BÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (TRIỀU TIÊN, NHẬT BẢN, VIỆT NAM) 7
    1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên 9
    2. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng tới Nhật Bản 12
    3. Nho giáo du nhập và ảnh hưởng ở Việt Nam 16
    III. MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA NHO GIÁO Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
    MỤC LỤC 31
     
Đang tải...