Tiến Sĩ Sự tồn tại nghiệm của bài toán tựa cân bằng và bao hàm thức tựa biến phân Pareto

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    Mục lục
    Mục lục . 4
    Một số ký hiệu và viết tắt . 5
    Mở đầu 7
    Chương 1. Kiến thức chuẩn bị 14
    1.1. Khái niệm ánh xạ đa trị 14
    1.2. Tính không rỗng của nón cực chặt 17
    1.3. Một số tính chất của ánh xạ đa trị 22
    1.4. Định lý điểm bất động và các vấn đề liên quan 30
    Chương 2. Bài toán tựa cân bằng . 33
    2.1. Bài toán tựa cân bằng Pareto và yếu loại I 33
    2.2. Bài toán tựa cân bằng tổng quát loại II . 48
    Chương 3. Bài toán bao hàm thức tựa biến phân Pareto 61
    3.1. Bao hàm thức tựa biến phân Pareto loại I 61
    3.2. Một số bài toán liên quan loại I . 74
    3.3. Bao hàm thức tựa biến phân Pareto loại II . 78
    3.4. Một số bài toán liên quan loại II 86
    Kết luận . 90
    Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 91
    Danh mục công trình của tác giả liên quan đến luận án . 92
    Tài liệu tham khảo . 93

    Mở đầu
    Bài toán đóng vai trò chính trong lý thuyết tối ưu đó là bài toán: Tìm
    ¯ x ∈ D sao cho F (¯ x) ≤ F (x) với mọi x ∈ D, (OP )
    trong đó D là tập khác rỗng và F : D → R là hàm số thực. Trong lý
    thuyết tối ưu tổng quát thì bài toán trên có mối quan hệ mật thiết với
    một số bài toán khác như bài toán điểm cân bằng, bài toán bất đẳng
    thức biến phân, bài toán điểm bất động, bài toán cân bằng Nash, bài
    toán điểm yên ngựa, bài toán bù, Trong trường hợp F là hàm véctơ
    từ một tập nào đó vào không gian tuyến tính với thứ tự sinh bởi nón, bài
    toán (OP ) được gọi là bài toán tối ưu véctơ hay còn được gọi là bài toán
    tối ưu đa mục tiêu. Từ quan hệ thứ tự sinh bởi nón, người ta đưa ra các
    khái niệm khác nhau về điểm hữu hiệu của một tập và phát biểu được
    các loại bài toán tối ưu khác nhau như bài toán tối ưu véctơ lý tưởng,
    bài toán tối ưu Pareto, bài toán tối ưu véctơ yếu, bài toán tối ưu véctơ
    thực sự (xem [1], [46] và các tài liệu liên quan). Bài toán (OP ) trong
    trường hợp này đóng vai trò trung tâm của lý thuyết tối ưu véctơ hay
    còn gọi là lý thuyết tối ưu đa mục tiêu. Lý thuyết này được hình thành
    từ những ý tưởng về cân bằng kinh tế, lý thuyết giá trị của Edgeworth
    [20] và Pareto [4], gắn liền với tên tuổi của một số nhà toán học lớn, ta
    có thể kể đến như Hausdorff, Cantor, Borel, Von Neumann, Koopmans,
    Tuy nhiên, cũng phải cho tới năm 1951 với công trình của KuhnTucker [53] về điều kiện cần và đủ cho tối ưu và năm 1954 với công trình
    của Deubreu [16] về giá trị cân bằng và tối ưu Pareto, lý thuyết tối ưu
    véctơ mới được công nhận là ngành toán học quan trọng có nhiều ứng



    dụng trong thực tế và được rất nhiều nhà toán học trong và ngoài nước
    quan tâm nghiên cứu. Khái niệm ánh xạ đa trị được đưa ra từ những
    năm 30 của thế kỷ 20 trên cơ sở những bài toán có trong thực tế. Từ đó
    người ta mở rộng bài toán (OP ) cho trường hợp F là ánh xạ véctơ đa
    trị và bài toán (OP ) được gọi là bài toán tối ưu véctơ đa trị. Bài toán
    tối ưu véctơ đa trị được nghiên cứu khá kỹ trong cuốn sách chuyên khảo
    của D. T. Luc [46]. Các bài toán khác trong lý thuyết tối ưu cũng dần
    dần được mở rộng cho ánh xạ đa trị và hình thành nên một ngành toán
    học khá hoàn chỉnh đó là lý thuyết tối ưu véctơ đa trị. Trong lý thuyết
    tối ưu véctơ đa trị, lớp bài toán tựa cân bằng và lớp bài toán bao hàm
    thức tựa biến phân đóng một vai trò rất quan trọng, được nhiều người
    quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu sự tồn tại nghiệm của hai
    lớp bài toán này. Dưới đây chúng ta điểm qua lịch sử phát triển của hai
    lớp bài toán này theo hướng chúng tôi nghiên cứu.
    Những kết quả mới đã chứng minh được trong luận án
    1. Thiết lập một số điều kiện đủ cho sự tồn tại nghiệm của bài toán tựa cân bằng Pareto và yếu loại I.
    2. Thiết lập một số điều kiện đủ cho sự tồn tại nghiệm của bài toán tựa cân bằng tổng quát loại II.
    3. Thiết lập một số điều kiện đủ cho sự tồn tại nghiệm của bài toán bao hàm thức tựa biến phân Pareto loại I.
    4. Thiết lập một số điều kiện đủ cho sự tồn tại nghiệm của bài toán bao hàm thức tựa biến phân Pareto loại II.
     
Đang tải...