Tài liệu Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở V

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, nước ta hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, phát triển đi lên CNXH. Muốn xây dựng được một nhà nước xã hội chủ nghĩa thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta trong thời kỳ quá độ vừa phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với cách thức phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1,Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH và sự tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
    Ø Quan điểm của C. Mác và Ăngghen
    C. Mác và Ăngghen dự báo những nét lớn về các đặc trưng cơ bản của xã hội mới đó là: Có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội; nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội; Sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay bị xóa bỏ. .
    Để xây dựng xã hội mới với những đặc trưng trên cần phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp(giai đoạn đầu) và giai đoạn cao(giai đoạn sau) mà sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là CNXH, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...