Luận Văn Sự tiến triển trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (Từ 1991 đến 2005)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Vào tháng 11 năm 1991, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hoá sau một quãng thời gian căng
    thẳng. Việc hai nước tiến tới bình thường hoá là do tác động của những nhân tố bên ngoài và nhu cầu lợi ích thực sự của
    bản thân hai nước. Vì vậy, việc nhìn lại bối cảnh tác động làm thay đổi quan hệ hai nước sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn
    đúng đắn, rút ra được những kinh nghiệm cho việc nghiên cứu những tác động trong, ngoài tới quan hệ Việt – Trung hiện
    nay và sau này.
    2. Sau khi bình thường hoá, quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá đã có tiến triển. Việc
    xem xét, đánh giá một cách lô gích, tổng thể những vấn đề trên sẽ giúp cho chúng ta có được một cách nhìn toàn diện,
    khách quan về mối quan hệ này trong một giai đoạn nhất định.
    3. Quan hệ hai nước trong giai đoạn trên có những nét đặc thù, khác với quan hệ của nhiều nước trên thế giới. Đó là
    sự đan xen giữa ý thức hệ với lợi ích quốc gia, và là quan hệ giữa một nước lớn đang phát triển hướng tới trở thành cường
    quốc thế giới với một nước đang phát triển ở tầm trung. Vậy, thực chất của quan hệ hai nước là như thế nào luôn là một
    câu hỏi thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
    4. Nhiều nhà nghiên cứu đã khai thác quan hệ hai nước trong phạm vi từng lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, chính trị
    hoặc trong một giai đoạn ngắn. Tuy nhiên, chưa khái quát, làm nổi đặc điểm của quan hệ hai nước trong cả giai đoạn. Vì
    vậy, việc nghiên cứu, phân tích, lý giải sự chuyển biến của cặp quan hệ này giai đoạn 1991-2005 một cách khoa học, sẽ
    có tác dụng tham khảo để rút ra những bài học kinh nghiệm và có những chủ trương chính sách trong xử lý mối quan hệ
    hai nước ở giai đoạn hiện nay và sau này.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    2. 1. Công trình tiếng Việt
    - Về lĩnh vực chính trị: Đây là vấn đề nhạy cảm nên cho đến nay chưa nhiều bài nghiên cứu đi sâu vào mối quan hệ
    chính trị giữa hai nước giai đoạn này. Các tác giả chỉ tập trung mô tả, giới thiệu những thành tựu chính trị mà hai nước đạt
    được trong thời gian qua. Một số tác giả đã có những phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị hai nước, khai
    thác những điểm đồng và đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển.
    - Về lĩnh vực kinh tế: Được nhiều nhà nghiên cứu khai thác với tư liệu thực tế, sống động, mang tính thời sự đóng góp
    không nhỏ cho việc hoạch định chính sách, cũng như làm cho hai nước hiểu nhau rõ hơn. Các chủ đề được nghiên cứu
    nhiều nhất là thương mại, biên mậu, quan hệ kinh tế vĩ mô, đầu tư v.v .
    Lĩnh vực văn hoá: ít được các nhà nghiên cứu tập trung phân tích do đây là lĩnh vực không hấp dẫn, nổi cộm như
    những vấn đề kinh tế, chính trị v.v . Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đã bước đầu cho thấy mối quan hệ khăng
    khít trong lĩnh vực này giữa hai nước.
    2.2. Công trình tiếng Trung Quốc
    Quan hệ chính trị, an ninh: Một số tác giả Trung Quốc đã đi vào nghiên cứu cơ chế hợp tác an ninh Việt – Trung,
    phân chia các giai đoạn trong quan hệ chính trị hai nước dựa trên những đánh giá của nhân tố bên ngoài hay nhân tố bên
    trong. Các tác giả Trung Quốc đã mạnh dạn đề cập đến vấn đề tồn tại giữa hai nước, nhất là vấn đề Biển Đông, tuy nhiên
    với góc độ phiến diện, quan điểm không có gì mới, nên chưa đề ra được một phương thức nào có thể tiến tới giải quyết
    hài hoà lợi ích hai nước.
    Về quan hệ kinh tế: Các tác giả Trung Quốc tập trung đi sâu vào nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như quan
    hệ biên mậu, hợp tác tài chính, hợp tác kinh tế, thương mại song phương. Gần đây, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc
    lại tập trung vào hợp tác hai hành lang, một vành đai, vận dụng những lý thuyết khác nhau để áp dụng nghiên cứu.
    Các công trình nghiên cứu ở Đài Loan, Hồng Kông thường đi sâu, tìm hiểu xoay quanh lĩnh vực an ninh, ngoại giao
    của hai nước. Điều này cũng dễ hiểu bởi phía Đài Loan mong muốn qua đó có thể hiểu thêm về chính sách của Trung
    Quốc và Việt Nam trong xử lý quan hệ với Đài Loan.
    2.3. Công trình tiếng Anh
    Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt – Trung đăng trên các tạp chí tiếng Anh thường tập trung vào
    khai thác khía cạnh quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế giữa hai nước. Nhiều tác giả đã đánh giá việc chuyển hướng trong
    chính sách ngoại giao của Việt Nam ở đầu những năm 90 của thế kỷ trước là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển
    của Việt Nam. Quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc được cải thiện đã tạo cơ hội cho cả hai nước phát
    triển.
    Về quan hệ thương mại, mặc dù việc thu thập thông tin, số liệu về thương mại hai nước không dễ dàng, nhưng nhiều
    công trình đã cố gắng thông qua phân tích các chính sách của hai nước và số liệu từ những nguồn khác nhau để cho thấy
    bức tranh về thương mại hai nước, từ đó thấy được tác động của mối quan hệ này tới chính sách đối ngoại của hai nước ở
    những cấp độ khác nhau.
    2
    Có thể thấy, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá giữa hai nước bước đầu được giới nghiên cứu đi sâu, phân tích, tìm
    hiểu dưới nhiều góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay, qua các công trình chúng tôi tiếp cận được, vẫn chưa có một công trình
    nghiên cứu liên quan đến sự tiến triển của quan hệ Việt – Trung một cách hệ thống, toàn diện trong giai đoạn 1991-2005.
    Nhưng cần khẳng định rằng, những công trình của các nhà nghiên cứu đi trước dù phản ánh dưới góc độ nào thì cũng đều
    là những gợi mở quý giá, có tác dụng tham khảo bổ ích, bổ sung trong quá trình thực hiện luận án.
    3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, văn
    hoá - giáo dục của hai nước. Trong đó, mối quan hệ chính trị và kinh tế hai nước sẽ được đặc biệt quan tâm, để từ đó phân
    tích, rút ra những nhận xét, đánh giá đặc trưng của mối quan hệ này.
    Thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2005. Với mốc khởi đầu cho quan hệ hai nước bình thường hoá bắt đầu từ tháng 11
    năm 1991, sau chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Trung Quốc. Đến năm 2005, một loạt sự
    kiện cho thấy quan hệ hai nước đã có bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh v.v .
    4. Nguồn tư liệu
    Tài liệu Việt Nam: Các văn kiện Đại hội Đảng, văn bản, số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan, hiệp định, bài
    viết, bài nghiên cứu được đăng công khai trên các tạp chí, báo, ấn phẩm.
    Tài liệu Trung Quốc: Văn kiện Đại hội Đảng, niêm giám Thống kê, bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp
    chí, báo của Trung Quốc. Bản tin của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam v.v
    5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận dùng trong luận án
    5.1. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng phát sinh trong các giai đoạn khác nhau, miêu tả cụ thể và
    phân tích một cách hệ thống, đồng thời đưa ra những lý giải hợp lý về mối quan hệ song phương giai đoạn 1991 – 2005.
    Phương pháp phân tích Logic, phương pháp luận Mác Lê nin, lý giải một cách khoa học, rút ra các kết luận và nhận
    xét về quan hệ hai nước.
    Phương pháp thống kê, so sánh, để làm rõ hơn nữa những bước phát triển trong quan hệ hai nước. Qua các nguồn tài
    liệu đã có để xử lý, quy nạp và phân tích, cung cấp các luận cứ khoa học.
    5.2. Cơ sở lý luận
    Có thể thấy rằng, trong mỗi một giai đoạn khác nhau, lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam có những đặc
    điểm khác biệt. Vậy, điều gì chi phối, ảnh hưởng nhiều đến quan hệ hai nước? Đó là vấn đề an ninh, vấn đề kinh tế
    thương mại, chính trị hay các vấn đề cụ thể khác? Thực tế, quan hệ hai nước là sự đan xen lẫn nhau giữa lợi ích của từng
    nước và sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển. Vì vậy, về phần này cơ sở lý thuyết của luận án dựa trên lý
    thuyết về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, nhấn mạnh đến vấn đề địa - chính trị, lợi ích, an ninh của quốc gia và sự
    phụ thuộc lẫn nhau.
    6. Những đóng góp của Luận án
    6.1. Phân tích một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa các mặt của hai nước Việt-Trung từ năm 1991 đến 2005 qua
    từng giai đoạn; đưa ra những nhận xét tổng quát về quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại hai nước từ 1991 đến 2005.
    6.2. Phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa hai nước.
    6.3. Nêu lên tác động của khu vực, quốc tế đối với quan hệ Việt – Trung.
    6.4. Đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển hai nước trong thời gian tới, một số liên hệ kinh nghiệm đối với
    Việt Nam.
    6.5. Cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú và tin cậy về quan hệ Việt - Trung.
    7. Bố cục của luận án
    Luận án dày 252 trang, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục, phần Nội dung
    của luận án được trình bày trong 3 chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...