Luận Văn Sự thống nhất giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - Cơ sở của đồng thuận xã

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Sự thống nhất giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa - Cơ sở của đồng thuận xã hội và phát triển đất nước hiện nay


    Luận giải mối quan hệ biện chứng giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ từ góc độ triết học, tác giả đã đi đến kết luận: Sự thống nhất giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là cơ sở để tạo dựng đồng thuận xã hội, mà còn là cơ sở để phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rằng, sự thống nhất biện chứng giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ không chỉ là mục tiêu, mà còn là một giải pháp của quá trình phấn đấu cho sự đồng thuận xã hội và phát triển đất nước. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: "Đại đoàn kết toàn dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và đồng bào ta định cư ở nước ngoài; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tương lai tươi sáng của dân tộc"(1). Quan điểm này không chỉ khẳng định sự lựa chọn dứt khoát, mà còn thể hiện nội dung nhân văn sâu sắc của Đảng ta đối với con đường phát triển tiếp theo của đất nước trong bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp. Sự khẳng định đó, theo chúng tôi, cần có sự luận chứng triết học về sự thống nhất biện chứng giữa ổn định chính trị và phát huy dân chủ để đạt được sự đồng thuận xã hội và phát triển đất nước trong bối cảnh của những diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước hiện nay.
    Trước hết, cần phải xem xét vấn đề ổn định chính trị trong điều kiện một đảng và những đòi hỏi ngày càng cao của các tầng lớp xã hội về tăng cường dân chủ ở trong nước cũng như những áp lực từ bên ngoài phát sinh do xu hướng toàn cầu hóa.
    Chính trị là lĩnh vực các quan hệ xã hội giữa các giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội lớn về phương diện quyền lực nhà nước và thiết chế nhà nước trong một xã hội nhất định, kể cả các quan hệ giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Trên cơ sở của các quan hệ đó mà phát sinh và phát triển các tiểu hệ thống chính trị của xã hội, bao gồm các thể chế chính trị (nhà nước, các đảng phái, v.v.), các chuẩn mực chính trị (Hiến pháp, luật pháp, v.v.) và ý thức xã hội (các quan điểm chính trị thông thường, các ý niệm và lý thuyết).
    Sau khi hòa bình được lập lại - năm 1954 - miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội theo điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Trong hệ thống chính trị này, nhân dân không phải là bộ phận cấu thành trực tiếp, mà là gián tiếp thông qua cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra là Quốc hội. Ngoài ra, các tổ chức xã hội khác cũng tham gia vào hệ thống chính trị, như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Công đoàn, v.v., đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, song không phải là những thành tố cơ bản.
    Ổn định chính trị, trước hết là sự phản ánh các mối quan hệ xã hội giữa Đảng và các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là lực lượng chính trị cơ bản trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, mà còn là lực lượng lãnh đạo, tổ chức mọi hoạt động của đất nước theo điều 4 của Hiến pháp. Yếu tố cơ cấu phổ biến, vốn có của mọi hình thức quản lý xã hội là sự tổ chức. Tất cả các hình thức, dạng thức quản lý xã hội đều là sự biến thái của tổ chức. Tính tổ chức được đặc trưng bởi thể chế do con người thiết lập một cách có ý thức và có mục đích để phối hợp, định hướng, lãnh đạo, v.v. đối với sự nghiệp chung và cũng là vì lợi ích chung của đất nước. Năng lực lãnh đạo của Đảng thể hiện trước hết ở vai trò tổ chức và lãnh đạo để sao cho các yếu tố cấu thành của tổ chức tác động và phối thuộc với nhau. Do vậy, vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng cũng phải thường xuyên được đổi mới về chất nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời đại và phù hợp với nguyện vọng của toàn xã hội mà suy cho cùng, là không ngừng hoàn thiện, nâng cao hoạt động sống của mọi người.


     
Đang tải...