Tiểu Luận Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.



    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để tồn tại. Qua lao động mà kinh nghiệm được tích lũy phong phú, đó là cơ sở cho việc khái quát lí luận. Phân công lao động phát triển, xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị có điều kiện vật chất để tách khỏi lao động chân tay để chuyên nghiên cứu lí luận. Đó là cơ sở xã hội cho việc tách rời giữa thực tiễn với lí luận đi đến đối lập chúng với nhau. Triết học Mác - Lênin đã thực hiện sự thống nhất trở lại lí luận với thực tiễn. Sự thống nhất này thực hiện trên cơ sở một sự phát triển cao của cả thực tiễn và lí luận.
    Quan điểm của triết học Mác về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn không chỉ ở chỗ vạch rõ vai trò quyết định của thực tiễn đối với lí luận, coi thực tiễn là cơ sở, là tiêu chuẩn, là mục đích quan trọng của lí luận với thực tiễn.
    Vấn đề thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Quán triệt quan điểm Mácxit về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn nói chung mà còn là yêu cầu khách quan đối với việc cải tạo xã hội, đối với công cuộc đổi mới xã hội hiện nay.
    Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính kinh nghiệm của đông đảo quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng sẽ đem lại cho chúng ta những bài học quan trọng. Kinh nghiệm là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ sung lý luận đã có tổng kết khái quát thành lý luận mới . Vì vậy không nên coi thường kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ lý luận.
    Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
    Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm phạm trù, qui luật của lý luận nói chung. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát. Nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào nắm bắt bản chất, qui luật của sự vật. Như vậy, lý luận thể hiện tính sâu sắc hơn, chính xác hơn, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Nhờ có ưu tiên này mà lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận khi thâm nhập vào thực tiễn thì biến thành sức mạnh vật chất, lý luận có thể dự kiến được sự vận động và phát triển của sự vật trong tương lai, chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Vì vậy phải coi trọng lý luận nhưng không cường điệu hoá vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh đã viết: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có thực tiễn thì thành lý luận suông.
    Lí luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng trong thực tế công tác ở cơ quan đơn vị ta không được đề cao thực tiễn, hạ thấp vai trò của lí luận để xa rời thực tiễn, rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí. Mắc vào những điều kiện trên đều ảnh hưởng tới hiệu quả công tác, làm hạn chế sự phát triển của cơ quan đơn vị, ảnh hưởng tới công cuộc cách mạng XHCN của nước ta hiện nay. Đổi mới tư duy trong sự gắn liền với hoạt động thực tiễn là một trong những chủ trương lớn hiện nay của Đảng ta. Chỉ có đổi mới tư duy lí luận, gắn lí luận với thực tiễn thì mới có thể nhận thức được các quy luật khách quan và trên cơ sở đó đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
    Với tư cách là một sinh viên đang trong quá trình học tập tiếp thu những kiến thức, trí tuệ của nhân loại được giáo viên truyền đạt, trước hết trong học tập ta cũng phải biết đem những kiến thức tiếp thu dược thành lí luận gắn với thực tiễn tức là học phải đi đôi với hành (thực hành), để củng cố kiến thức nâng cao trình độ năng lực của bản thân và sau đó mang lý luận vận dụng vào trong thực tế công tác góp phần vào sự phát triển của cơ quan đơn vị và đó cũng là sự tham gia đóng góp vào tiến trình cách mạng của nước ta hiện nay đó là xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn đất nước Việt Nam./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...