Luận Văn Sự thống nhất có thể đưa đến thái độ chủ quan và giải quyết mâu thuẫn chúng một cách chủ quan

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự thống nhất có thể đưa đến thái độ chủ quan và giải quyết mâu thuẫn chúng một cách chủ quan

    Với sự thắng lợi của Cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) ở một loạt các quốc gia đầu thế kỷ, hệ thống các nước XHCN đã ra đời. Một xã hội mới được thiết lập đã thay thế các xã hội tư bản và thực dân phong kiến cũ và đó thực sự là cuộc cách mạng có sự nhảy vọt về chất. Song song với việc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, thành phần kinh tế quốc doanh (KTQD) cũng đã được xây dựng và thiết lập.
    Với bản chất XHCN và luôn gắn với giai cấp công nhân - một giai cấp luôn đươc coi là lực lượng tiến bộ nhất trong lịch sử loài người - thành phần KTQD cũng là một nấc phát triển của thời đại. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu thành phần KTQD cũng là nghiên cứu một nấc phát triển của thế giới.
    Theo xu hướng tiến bộ đó của thế giói, cùng với sự thắng lợi của cách mạng XHCN, thành phần KTQD cũng đã ra đời ở nước ta. Chính vì vat trò quan trọng của thành phần này ở đất nước ta nên sự phất triển của thành phần KTQD có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia.
    Vận động và phát triển là thuộc tính cố hứu của mọi sự vật. Chính vì vậy, nghiên cứu bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ta phải đặt chúng trong sự phát triển. Sự phát triển được quy dịnh bởi ba quy luật cơ bản của phép duy vât biên chứng:
    - Quy luật Mâu thuẫn biện chứng
    - Quy luật Lượng và chất
    - Quy luật Phủ định biện chứng.
    Trong đó, tôi chỉ xin nghiên cứu sự phát triển dưới cách nhìn của phép mâu thuẫn biện chứng - quy luật cơ bản nhất trong phép duy vật biện chứng và tồn tại phổ biến không chỉ trong kinh tế mà còn ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên cũng như xã hội.
    Với mong muốn hiểu thêm về vấn đề kinh tế đặc biệt là về thành phần KTQD vốn đươc coi là một nấc phát triển của kinh tế và xã hội, vì vậy tôi đã chọn “ Sự hình thành và phát triển của thành phần Kinh Tế Quốc Doanh dưới cách nhìn của phép mâu thuẫn biện chứng ở nước ta “ làm đề tài cho tiểu luận Triết học Mác-Lê Nin của mình.
     
Đang tải...