Tài liệu Sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hoà giải và điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự về sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà sơ thẩm dân sự
    Hoà giải là sự thoả thuận giữa các bên
    đương sự về việc giải quyết vụ án. Việc đương sự thỏa thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự luôn được Nhà nước khuyến khích. Bởi, khi các đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ án không chỉ có nội dung tranh chấp mà mâu thuẫn của các đương sự cũng được giải quyết triệt để, tiết kiệm, nhanh chóng nhất và thường Nhà nước không phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế để thi hành thoả thuận đó. Hoà giải là quyền tố tụng của đương sự và cũng chỉ đương sự mới có quyền hoà giải vì đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung nên có quyền tự mình quyết định những vấn đề của vụ tranh chấp. Trong trường hợp đương sự uỷ quyền cho người đại diện, người đại diện theo pháp luật, người đại diện do toà án cử có quyền hoà giải với đương sự phía bên kia vì họ là những người mang quyền, nghĩa vụ của đương sự. Còn đối với cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của người khác theo quy định của pháp luật là người đại diện theo pháp luật nhưng do họ không phải là chủ thể của quan hệ tranh chấp nên họ không có quyền tham gia hoà giải. Trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), hoà giải vừa được quy định với nghĩa là





    quyền tự định đoạt của đương sự, đồng thời cũng được khẳng định là một trong những nguyên tắc đặc trưng của tố tụng dân sự. Khoản 2 Điều 5 BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”, toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS. Dù việc hoà giải do toà án tiến hành hay do các đương sự tự thoả thuận cũng phải xuất phát từ ý chí chủ quan, từ sự tự nguyện của đương sự, không ai, bằng bất cứ hình thức nào có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thoả thuận với nhau giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp và nội dung hoà giải giữa các đương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, hoà giải là trách nhiệm bắt buộc của toà án đối với hầu hết các vụ án dân sự, trừ những vụ án dân sự không được hoà giải (Điều 181 BLTTDS) và những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được (Điều 182
    BLTTDS). Trong trường hợp, toà án tiến hành hoà giải và các đương sự thoả thuận được với nhau về toàn bộ vụ án (bao gồm các vấn đề về nội dung vụ án và án phí) thì




    * Giảng viên Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    toà án sẽ lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay (Điều 183 đến Điều 188 BLTTDS).
    Pháp luật tố tụng dân sự trước kia, ngoài việc quy định trách nhiệm bắt buộc hoà giải của toà án trước khi xét xử sơ thẩm còn quy định việc toà án có thể hoà giải ở các giai đoạn khác nếu xét thấy có khả năng hoà giải. Điều đó có nghĩa, tại phần thủ tục tranh luận của phiên toà sơ thẩm dân sự, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ giải thích pháp luật, phân tích nội dung tranh chấp, phân tích lợi ích của việc hoà giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, BLTTDS được xây dựng trên tinh thần “việc dân sự cốt ở hai bên”, xác định nhiều hơn trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầu khởi kiện của mình, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh yêu cầu thuộc về các đương sự cho nên toà án chỉ có trách nhiệm hoà giải các vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, còn đối với các giai đoạn tiếp theo thì toà án không hoà giải mà toà án chỉ tạo điều kiện để các bên tự hoà giải bằng cách hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án hay không? Vì vậy, Điều 220 BLTTDS quy định trình tự tiếp theo của thủ tục hỏi tại phiên toà là chủ toạ phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Đây là điểm mới quan trọng của BLTTDS so với các văn bản pháp



    luật trước kia về thủ tục tiến hành phiên toà.
    Việc toà án hỏi các đương sự có thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thực chất là việc toà án kiểm tra xem các đương sự có tự hoà giải được với nhau hay không. Nếu các đương sự tự thoả thuận được với nhau và việc thoả thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì toà án sẽ công nhận sự thoả thuận đó. Mặc dù có kết quả giống nhau nhưng việc toà án tiến hành hòa giải sẽ khác với trường hợp các đương sự tự hòa giải, đây là hai trường hợp khác nhau trong tố tụng dân sự. Việc hoà giải do các đương sự tự thoả thuận, về thủ tục hoàn toàn không có sự tham gia của toà án, các đương sự tự mình thương lượng với nhau về các vấn đề của vụ án, tự gặp nhau để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm nhất định. Kết quả của việc đó là các đương sự thoả thuận được với nhau do các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình mặc dù toà án không hề tác động gì. Đối với trường hợp việc hoà giải do toà án tiến hành, mặc dù các đương sự vẫn là chủ thể của hoà giải nhưng kết quả hoà giải có vai trò rất lớn của toà án. Khi tiến hành hoà giải giữa các đương sự, toà án giữ vị trí đặc biệt quan trọng, toà án như người trọng tài giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau trong việc chủ động xác định thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung hoà giải, giải thích pháp luật, nội dung tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên . để từ đó các đương sự nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình và đi đến thoả thuận.



    2. Những vụ án dân sự toà án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thoả thuận giải quyết vụ án tại phiên toà sơ thẩm dân sự Trong trường hợp hoà giải do toà án tiến hành thì toà án không hoà giải đối với những vụ án không được hoà giải và những vụ án không hoà giải được. Vậy, đối với những vụ án không được hoà giải và những vụ án không hoà giải được, HĐXX có hỏi các đương sự về sự thoả thuận hay không? Do Điều 220 BLTTDS không quy định cụ thể nên dẫn đến có những nhận thức khác nhau về vấn đề này. Cách thứ nhất có thể hiểu rằng Điều 220 BLTTDS không quy định có nghĩa không hạn chế bất cứ trường hợp nào, vì vậy tất cả các vụ dân sự đều bắt buộc phải áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thoả thuận. Cách thứ hai có thể hiểu rằng, mặc dù Điều 220 BLTTDS không quy định cụ thể nhưng những quy định chung về hoà giải được quy định ở phần chuẩn bị xét xử sơ thẩm cũng được áp dụng tại phiên toà sơ thẩm, cho nên phải trừ những vụ án không được hoà giải và những vụ án không hoà giải được còn lại toà án mới hỏi các đương sự về sự thoả thuận. Chúng tôi cho rằng, các ý kiến trên đều có những điểm hợp lí nhưng đều chưa xem xét vấn đề một cách thấu đáo trên
    cơ sở bản chất của từng loại việc.
    Như đã phân tích ở trên, thực chất của việc toà án hỏi các đương sự có thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án là việc toà án kiểm tra xem các đương sự có tự hoà giải được với nhau hay không. Tuy trường hợp hoà giải thành do toà án tiến hành và trường hợp các đương sự tự hoà giải khác nhau về thủ tục, vai trò của toà án và hậu quả pháp lí



    nhưng đều có chung bản chất là toà án công nhận sự thoả thuận của các đương sự, mà bản chất của thoả thuận về giải quyết vụ án của đương sự là một dạng giao dịch dân sự. Vì vậy, toà án chỉ công nhận giao dịch đó nếu nó thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
    Đối với trường hợp không được hoà giải là những vụ án phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những trường hợp mà bản thân giao dịch dân sự trước đó giữa các bên là các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự về nội dung và mục đích. Đây là những giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) thì “1). Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; 2.) Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận .”. Vì vậy, toà án không thể hỏi các đương sự về sự thoả thuận của các bên về việc có tiếp tục thực hiện giao dịch trên để rồi công nhận sự thoả thuận đó. Tuy nhiên, nếu các bên chỉ tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó thì toà án vẫn phải hỏi các đương sự xem có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự đó. Bởi sự thỏa thuận của các bên ở đây là việc thống nhất phương thức khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch dân sự hoặc phương án hoàn trả lại tài sản mà bản thân những vấn đề này không trái pháp luật và đạo đức xã hội nên đương sự vẫn có quyền thỏa thuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...