Đồ Án Sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường​

    Information

    Thực vật sống trong môi trường nên chịu tác động trực tiếp của các yếu

    tố môi trường. Ðể có thể tồn tại, nhất là trong những điều kiện khắc nghiệt các cơ quan phải có những biến đổi hình thái để thích nghi. Chính vì vậy, yếu tố môi trường rất quan trọng trong đời sống của thực vật. Với mục tiêu muốn tìm hiểu sâu về sự thích ứng của thực vật với môi trường nên em chọn đề tài “Sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường”.

    1.1 Các nhân tố sinh thái

    - Như chúng ta biết: cơ thể và môi trường là một khối thống nhất. Cơ thể thực vật luôn cần thiết các điều kiện ngoại cảnh mà người ta thường gọi là các nhân tố sinh thái để tồn tại, sinh trưởng, phát triển và tái tạo nên thế hệ mới. Ví dụ như cây hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời, nước và không khí để tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho mình.

    - Các nhân tố sinh thái của thực vật bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, nước, các chất khoáng trong đất, không khí (chủ yếu là CO2 và O2), sâu bệnh hại . Các nhân tố sinh thái thường thay đổi có tính chu kỳ theo ngày (sáng, trưa, chiều, đêm), mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông). Trải qua bao thế hệ, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà thực vật có phản ứng thích nghi với các biến đổi có tính chu kỳ đó của các nhân tố sinh thái.

    1.2 Các nhân tố “stress” của môi trường

    - Tuy các biến đổi sinh thái của môi trường có tính chu kỳ khá ổn định, nhưng đôi khi có những biến đổi vượt ra khỏi giới hạn sống bình thường của cơ thể thực vật gọi là các nhân tố “stress”. Các nhân tố “stress” của môi trường bao gồm: nhiệt độ quá cao (nóng) hay quá thấp (rét), thiếu nước (hạn) hay thừa nước (úng), thừa muối trong đất (mặn), sâu bệnh hại .

    --------------------------------------------------------------------

    MỤC LỤC


    Chương 1: Giới thiệu về tính chống chịu của thực vật

    1.1 Các nhân tố sinh thái

    1.2 Các nhân tố “stress” của môi trường

    1.3 Các tính chống chịu sinh lý

    1.4 Những nội dung nghiên cứu

    Chương 2: Cấu trúc thực vật

    2.1 Mô phân sinh

    2.2 Mô chuyên hóa.

    2.3 Cơ quan dinh dưỡng của thực vật

    Chương 3: Sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường sống

    3.1 Tính chống chịu hạn của thực vật

    3.1.1 Các lọai hạn đối với thực vật

    3.1.2 Tác hại của hạn đối với cây

    3.1.3 Bản chất của cây thích nghi và chống chịu khô hạn

    3.1.4 Vận dụng vào sản xuất

    3.2 Tính chống chịu nóng của thực vật

    3.2.1 Tác hại của nhiệt độ cao đối với cây

    3.2.2 Bản chất của thực vật thích nghi và chống chịu nóng

    3.2.3 Vận dụng vào sản xuất

    3.3 Tính chống chịu lạnh của thực vật

    3.3.1 Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây

    3.3.2 Bản chất của thực vật thích nghi và chống chịu lạnh

    3.3.3 Vận dụng vào sản xuất

    3.4 Tính chống chịu mặn của thực vật

    3.4.1 Đất nhiễm mặn

    3.4.2 Tác hại của mặn đối với cây

    3.4.3 Bản chất của các thực vật có khả năng thích nghi và chống chịu mặn

    3.4.4 Vận dụng vào thực tiễn sản xuất

    3.5 Tính chống chịu úng của cây trồng

    3.5.1 Tác hại của ngập nước đối với cây trồng

    3.5.2 Các đặc điểm thích nghi của thực vật chịu úng

    3.5.3 Vận dụng vào sản xuất

    3.6 Tính chống chịu lốp đổ của cây trồng

    3.6.1 Tác hại của lốp đổ

    3.6.2 Đặc điểm của thực vật chống lốp đổ

    3.6.3 Vận dụng vào sản xuất

    4. Chương 4: Kết luận

    5. Tài liệu tham khảo

    -------------------------------------------------------------------------

    GVHD: TS. Lê Thị Thủy Tiên - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     
Đang tải...